Người trẻ lấy binh làm nghiệp - Kỳ 5: Sức hấp dẫn của ngành quân giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là nhà máy duy nhất trong Quân đội được giao nhiệm vụ sản xuất các loại ngòi đạn pháo, tên lửa và sản xuất một số loại đạn khác, Nhà máy Z129 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) luôn coi trọng sự sáng tạo của những người trẻ.

Công tác tại đây, Đại úy Hoàng Đông Đông đã phát huy năng lực, góp phần giúp Quân đội và đất nước tự chủ về công nghiệp quốc phòng.

Tình yêu và đam mê

Đại úy Đông kể: Khi học phổ thông, anh đã rất thích hình ảnh và tác phong của những người lính. Ngoài tình yêu với Quân đội, anh có thêm niềm đam mê trong lĩnh vực kỹ thuật. Đây chính là lý do để cậu học trò sinh năm 1995 quê xứ Thanh nuôi ước mơ binh nghiệp. Năm 2023, anh trúng tuyển hệ quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự với điểm số cao và đăng ký học ngành Cơ khí chế tạo máy. Sau hơn 5 năm học tập và phấn đấu, cuối năm 2018, anh tốt nghiệp với tấm bằng giỏi cùng thành tích đoạt 4 Huy chương bạc và đồng Olympic Cơ học toàn quốc.

Đại úy Hoàng Đông Đông (bên phải) hướng dẫn công nhân nhà máy vận hành thiết bị tháo lắp trạm nổ bán tự động ở Phân xưởng Tổng lắp.
Đại úy Hoàng Đông Đông (bên phải) hướng dẫn công nhân nhà máy vận hành thiết bị tháo lắp trạm nổ bán tự động ở Phân xưởng Tổng lắp.

Hoàng Đông Đông cho biết, khi là học viên quân sự, anh đã thường xuyên được trau dồi kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học (NCKH). Khi đó, những đề tài thực hiện thường gắn liền với ngành học dưới sự hướng dẫn của các giảng viên thuộc chuyên ngành; nội dung và mục tiêu của các đề tài thường là khai thác tính năng của một số phần mềm chuyên ngành như Ansys, Inventor để mô phỏng, tính toán khả năng chịu tải của một số kết cấu cơ học hay mô phỏng quá trình biến dạng của các sản phẩm có biên dạng phức tạp…

“Người lính ngành quân giới chúng tôi rất đề cao tính cẩn trọng. Tôi luôn tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi như có cách nào để thực hiện công việc này nhanh hơn không, chất lượng cao hơn không, có an toàn cho người lao động hơn không”.

Đại úy HOÀNG ĐÔNG ĐÔNG

“Kỷ niệm mà tôi nhớ mãi là khi thực hiện đề tài khoa học về việc mô phỏng biến dạng của một chi tiết dập nóng. Một thầy trong hội đồng có hỏi: Em đang làm về “dập nóng” thì có thể cho thầy biết về công nghệ “dập ấm” không? Tôi trả lời là em không học chuyên ngành Gia công áp lực nhưng có biết dập ấm ạ, tiếng Anh là warm forming, về chế độ công nghệ thì như sau… Đợi tôi trả lời xong, thầy nhẹ nhàng nói: Không phải, em cứ tìm hiểu thêm đi. Mãi đến sau này, khi đã về Z129 công tác và có dịp hỏi lại thầy về câu hỏi năm ấy, thì thầy cười vui, nói: Dập ấm là dập tạo hình cái ấm đấy, các em học chuyên ngành khác hay dịch warm forming thành “dập ấm” chứ chuyên ngành của thầy thì gọi là “dập nửa nóng”, thầy trêu em thôi”, Đại úy Đông hồi tưởng lại.

Nhờ những năm tháng miệt mài trau dồi kiến thức, kỹ năng NCKH ở Học viện Kỹ thuật Quân sự, anh luôn có tác phong làm việc hiệu quả, cẩn trọng. Bên cạnh vai trò Trợ lý kỹ thuật - Phòng Kỹ thuật công nghệ, Ủy viên BCH Đoàn cơ sở, Đại úy Đông còn là Thư ký hội đồng sáng kiến kiêm Đội phó Đội Khoa học Kỹ thuật trẻ Nhà máy Z129.

Đại úy Hoàng Đông Đông (bên phải) cùng đồng đội lập trình điều khiển cho một sản phẩm mới
Đại úy Hoàng Đông Đông (bên phải) cùng đồng đội lập trình điều khiển cho một sản phẩm mới

“Tiếp nối và duy trì phong trào “Sáng tạo trẻ” của nhà máy đã được phát động từ năm 2004, với vai trò là Thư ký hội đồng sáng kiến và Đội phó Đội Khoa học Kỹ thuật trẻ, tôi và các cộng sự chủ động đề xuất, hoạch định ra các mục tiêu hoạt động chung cho đội. Tôi đã đề xuất, phối hợp với Hội đồng cụ thể hóa nội dung Điều lệ sáng kiến của Nhà nước thành Quy chế sáng kiến của nhà máy đảm bảo phù hợp với điều kiện đơn vị và từng đối tượng là người lao động trực tiếp, cán bộ kỹ thuật”, Đại úy Đông nói.

Luôn chủ động tìm hiểu, đề xuất và thực hiện các giải pháp, sáng kiến mang lại hiệu quả cao, Đại úy Hoàng Đông Đông có nhiều năm là Chiến sĩ thi đua cơ sở. Anh được Tổng cục Chính trị, Tổng Liên đoàn lao động và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng nhiều lần vinh danh, khen thưởng.

Ngòi lắp trên đạn pháo phản lực đầu tiên

Theo Đại úy Đông, Phòng Kỹ thuật công nghệ của nhà máy có nhiệm vụ đảm bảo các yếu tố kỹ thuật công nghệ trong sản xuất các mặt hàng, chủ trì và phối hợp thực hiện các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế, chế tạo các sản phẩm vũ khí mới cho Quân đội.

Phát huy khả năng sáng tạo cùng niềm đam mê NCKH và cũng để nêu gương cho đoàn viên ở đơn vị, cán bộ Đoàn áo lính Hoàng Đông Đông đã chủ trì, tham gia nhiều đề tài, sáng kiến đoạt giải cấp toàn quân và cấp Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.

Một trong những đề tài tâm đắc nhất của Đại úy Đông là đề tài cấp Bộ Quốc phòng được anh phối hợp với nhóm nghiên cứu thuộc Viện Vũ khí của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng thực hiện. Đề tài đang trong quá trình nghiệm thu, kết luận để đưa vào sản xuất, phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Mục tiêu của đề tài là chế tạo ngòi lắp cho một loại đạn pháo phản lực, đây là loại ngòi lắp trên đạn pháo phản lực đầu tiên mà Quân đội Việt Nam chủ động nghiên cứu, thiết kế và chế tạo. Đề tài cũng là tiền đề cho việc tiếp tục phát triển và làm chủ loại đạn này trong Quân đội ta.

Đại úy Hoàng Đông Đông (bên phải) trao đổi với công nhân Phân xưởng Cơ khí chính xác của Nhà máy Z129 về một chi tiết kỹ thuật.
Đại úy Hoàng Đông Đông (bên phải) trao đổi với công nhân Phân xưởng Cơ khí chính xác của Nhà máy Z129 về một chi tiết kỹ thuật.

“Tôi có vai trò chủ trì trong việc đảm các yếu tố kỹ thuật công nghệ và tổ chức chế tạo, thử nghiệm sản phẩm của đề tài. Sản phẩm này có những cụm, nhóm chi tiết yêu cầu thời gian họat động phải chính xác đến 0,001 giây. Bên cạnh đó, những chi tiết cấu thành khác có yêu cầu kỹ thuật khác biệt với các sản phẩm truyền thống. Quá trình nghiên cứu, đã có thời điểm tôi và đồng chí Chủ nhiệm đề tài tranh luận khá gay gắt, sau đó mất nhiều tuần thử nghiệm chỉ để tìm ra phương án đánh giá tối ưu nhất”, Đại úy Đông kể.

Cùng với đề tài trên, anh đang chủ trì một đề tài cấp Tổng cục về thiết kế, chế tạo dây chuyền tự động hóa trong đúc rót thuốc nổ vào sản phẩm đạn, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạn chế tối đa nguy cơ gây mất an toàn cháy nổ cho người lao động.

Ngoài các công trình thiết kế, chế tạo vũ khí, anh còn đặc biệt tâm huyết với các đề tài, sáng kiến liên quan đến thiết kế, chế tạo nâng cấp tính năng cho các thiết bị, máy móc tại đơn vị. Mới đây, anh đã chủ trì thực hiện 3 sáng kiến là thiết bị cấp phôi tự động cấp các loại phôi dạng băng cho hệ thống khuôn dập liên hoàn trên máy dập NC; cơ cấu rút phôi tự động và xây dựng chương trình macro cho hệ thông máy tiện CNC; chế tạo gá tháo lắp trạm nổ bán tự động. Các sáng kiến này đã trực tiếp nâng cao năng lực sản xuất quốc phòng, hạn chế tối đa nguy cơ gây mất an toàn lao động…

(Còn nữa)

Theo Nguyễn Minh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.