Người trao truyền nghề dệt thổ cẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ở tổ dân phố Plei Nghe (thị trấn Kông Chro, Gia Lai), bà Đinh Thị Drinh (52 tuổi) luôn được dân làng quý trọng. Bởi lẽ, ngoài tài dệt thổ cẩm, bà còn là người “truyền lửa” cho thế hệ trẻ để tiếng khung cửi trong mỗi nếp nhà vang mãi. 
Trong ngôi nhà sàn nhỏ xinh nép mình sau những mái nhà xây kiên cố, tiếng khung dệt vẫn vang lên nhịp nhàng, đều đặn mỗi ngày. Bên khung cửi, đôi bàn tay khéo léo của bà Đinh Thị Drinh đang thoăn thoắt dệt lên từng hoa văn trên tấm vải. Đối với bà Drinh, dệt thổ cẩm không chỉ là nghề mà còn là niềm đam mê.
Bà Drinh kể, từ khi mới lên 5, bà đã được mẹ chỉ cho cách lấy bông làm sợi vải dệt. 13 tuổi, bà bắt đầu ngồi bên khung cửi và thỏa sức thể hiện sự sáng tạo qua từng đường nét, sắc màu thổ cẩm. Càng trưởng thành thì sự giỏi giang cùng kinh nghiệm dệt thổ cẩm của bà càng được bồi đắp. Những sản phẩm thổ cẩm như: áo, váy, khăn… đều được bà dệt một cách tỉ mẩn, khéo léo. 
“Từ nhỏ, mình đã chú ý học cách dệt các hoa văn độc đáo từ các cô, các chị trong làng. Sau thời gian đi rẫy, cứ rảnh là mình lại cần mẫn bên khung cửi. Sản phẩm mình làm ra chủ yếu từ sợi tự nhiên truyền thống, mỗi bộ đồ có giá khoảng 3 triệu đồng. Vì làm từ sợi tự nhiên nên vải tuy dày nhưng mát và thoáng khí. Còn bộ đồ dệt từ sợi công nghiệp thì rẻ hơn 1 triệu đồng. Mỗi năm, mình cũng bán được khoảng 10 bộ đồ thổ cẩm gồm: quần áo, váy, túi xách…”-bà Drinh chia sẻ.
Bà Đinh Thị Drinh truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho thế hệ trẻ (ảnh chụp tháng 4-2021). Ảnh: Ngọc Thu
Bà Đinh Thị Drinh truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho thế hệ trẻ (ảnh chụp tháng 4-2021). Ảnh: Ngọc Thu
Những sản phẩm thổ cẩm không chỉ là thước đo sự khéo léo của người phụ nữ mà còn tạo thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, trước nhịp sống hiện đại thì nghề dệt thổ cẩm cũng dần mai một, thị trường tiêu thụ hạn chế. Vì thế, để duy trì nghề dệt thổ cẩm, bà Drinh phối hợp cùng chính quyền địa phương mở các lớp dạy nghề truyền thống cho lớp trẻ. Từ năm 2005 đến nay, bà Drinh đã truyền dạy nghề cho hơn 500 học viên. Bên cạnh đó, nhằm giảm chi phí cho sản phẩm, bà trồng bông lấy sợi và các loại cây lấy rễ, hoa làm phẩm màu nhuộm.
Chị Đinh Thị Hếp (làng Broch Siêu, xã An Trung) nhận xét: “Bà Drinh đã truyền nghề và khơi dậy niềm yêu thích các hoa văn thổ cẩm, nét đẹp truyền thống của dân tộc cho lớp trẻ như mình. Cùng với đó, mình được khuyến khích phát huy tài năng bằng cách tham gia tổ dệt thổ cẩm truyền thống, các hoạt động do địa phương tổ chức như: hội thao, hội thi văn hóa các dân tộc thiểu số. Với nghề dệt trong tay, mình sẽ cố gắng làm nhiều hơn nữa để có những sản phẩm đẹp phục vụ cho mình và người thân”.
Ông Nguyễn Trọng Hiếu-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Kông Chro-cho biết: Nghệ nhân Đinh Thị Drinh là người rất tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm. Đến nay, bà Drinh đã làm nhiều sản phẩm để bán ra thị trường, cung cấp cho các trường dân tộc nội trú, giúp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, sản phẩm áo và váy của bà được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Hiện UBND huyện đang nỗ lực tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm để các nghệ nhân sống được với nghề và giữ nghề truyền thống. Đồng thời, huyện sẽ hoàn chỉnh hồ sơ thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân theo từng tháng.
NGỌC THU

Có thể bạn quan tâm

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.