Người lao động nghỉ 3 ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 4 ngày dịp 30-4 và 1-5

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 3 ngày liên tiếp dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch) và nghỉ 4 ngày liên tiếp dịp nghỉ Lễ Chiến thắng 30-4 và Ngày quốc tế Lao động 1-5.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết theo quy định tại Điều 112 của Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ ngày 1-1-2021, hằng năm, người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, Tết và hưởng nguyên lương.
 

Hàng vạn người dân đổ về Đền Hùng trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021
Hàng vạn người dân đổ về Đền Hùng trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021


Với Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10-3 âm lịch) năm nay là ngày 10-4-2022, rơi vào chủ nhật, nên người lao động sẽ được nghỉ bù vào thứ hai tuần kế tiếp (tức ngày 11-4). Như vậy dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ 3 ngày liên tục, từ ngày 9-4 đến hết ngày 11-4-2022.

Còn Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4) và Ngày Quốc tế Lao động 1-5, trùng vào thứ bảy và chủ nhật, là ngày nghỉ hằng tuần, nên người lao động được nghỉ bù vào thứ hai (ngày 2-5) và thứ ba (ngày 3-5) của tuần kế tiếp. Điều này đồng nghĩa người lao động được nghỉ 4 ngày liên tục, từ ngày 30-4 đến hết ngày 3-5-2022.

Lịch nghỉ trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Trong những ngày nghỉ lễ trên, người lao động được hưởng nguyên lương. Trường hợp người lao động làm việc vào giờ hành chính ngày nghỉ lễ trên, mức lương sẽ tính theo quy định cụ thể của Khoản C, Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Theo VĂN DUẨN (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.