Người hùng của quần thể voọc quý hiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người lính biên phòng Nguyễn Thanh Tú (xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) về hưu năm 2012. Công việc của anh sau khi về hưu là ngày đêm bảo vệ khu rừng tự nhiên bản địa, vận động lâm tặc “rửa tay gác kiếm”. Trong 8 năm đã có 4 thợ săn theo anh “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, bảo vệ đến 509ha rừng đặc dụng và quần thể voọc quý hiếm hàng trăm con mà không hưởng bất cứ thù lao nào.

Anh Tú với niềm đam mê bảo vệ và chụp ảnh voọc má trắng quý hiếm
Anh Tú với niềm đam mê bảo vệ và chụp ảnh voọc má trắng quý hiếm


Thu phục lâm tặc

Mùa thu thôn Thiết Sơn (xã Thạch Hóa) đẹp như tranh dưới những rặng núi đá vôi chạy dọc thượng nguồn sông Gianh. Vào đây như bước vào tiên cảnh, tiếng chim hót, voọc kêu sát tai. Đó là thành quả đáng nể của một người lính biên phòng về hưu bền bỉ bảo vệ rừng.

Người lính Nguyễn Thanh Tú kể: “Năm 2012 tôi hoàn thành nhiệm vụ ở Đồn Biên phòng Cha Lo rồi về hưu. Về làng, thấy núi rừng có đội thợ chuyên săn trộm loài voọc đen má trắng quý hiếm nằm trong Sách đỏ thế giới và Sách đỏ Việt Nam mà đau lòng. Tôi quyết định tìm hiểu để bảo vệ chúng, vì chúng là di sản đẹp về nguồn gien cũng như là biểu tượng tốt nhất của môi trường. Nếu chúng sống được thì các loài khác có cơ hội sống, không còn bị săn bắt, truy diệt; chúng mất đi thì các loài khác cũng bị tấn công mất mát, rồi thì rừng chỉ còn lại chỏm đá mà thôi”.

Anh Tú đi tìm những tay thợ săn hay đánh bẫy trong rừng. Qua lời người dân thì có 2 cái tên là Nguyễn Văn Hồng (thôn Thuận Hoan, xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa), Nguyễn Văn Sử (thôn 1 Thiết Sơn, xã Thạch Hóa). Anh Tú nói: “Hồng nhà cửa ổn định, săn voọc bán như một thú vui; còn Sử là hộ nghèo, vợ con nheo nhóc, săn động vật quý hiếm bán lấy tiền kiếm cơm qua ngày”. Với Hồng, anh Tú đến nhà mời rượu, mời một lần Hồng chưa nghe, mời đến lần thứ 10, Hồng mới nghe anh Tú kể những tập tính của loài voọc quý hiếm ấy mà thành mê.

Gặp chúng tôi, Hồng kể: “Anh Tú bộ đội về hưu tính hiền chất phác, cứ cười cười, nói nói từ tốn; bất trị như tôi lại bị mê hoặc cách anh ấy thuyết phục, rồi theo anh ấy bảo vệ thú rừng, bảo vệ voọc quý đến hôm nay”.

Còn đối với Sử, anh Tú vận động người làng, hai bên nội ngoại, ai có sức giúp, ai có chút tiền góp lại mua vật liệu dựng nhà, bày cách Sử làm nông để bỏ săn bắt thú rừng trái phép.

Cứu rừng khỏi hàng chục mỏ đá

Theo anh Nguyễn Thanh Tú, khi lâm tặc “rửa tay gác kiếm”, trở thành anh em đồng hành bảo vệ rừng, bảo vệ đàn voọc quý thì vùng đất bên thượng nguồn sông Gianh lại đối mặt với hàng chục mỏ đá đang được nhiều doanh nghiệp chạy quy hoạch, khai thác. “Tôi vừa lo viết thư phản ánh, vừa lo thuyết phục chính quyền địa phương cần bảo vệ khu rừng này để bảo vệ cảnh quan cho đàn voọc và bảo vệ môi trường bền vững cho người dân. Nếu mỏ đá bủa vây thì vĩnh viễn làng quê không còn gì ngoài khói bụi và từng rặng đá vôi sẽ dần biến mất trong thời gian gần mà thôi. Cuối cùng, lãnh đạo huyện Tuyên Hóa đã đưa vào nghị quyết của Huyện ủy là các xã không được lấy mỏ đá phục vụ việc phát triển kinh tế ở địa phương nên Thạch Hóa, Đồng Hóa cơ bản không còn chỗ cho các doanh nghiệp khai thác đá”, anh Tú nói.

Nhưng vui nhất là những kiến nghị của anh Tú đã đến tai các vị đại biểu HĐND tỉnh. Tại kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVII, các đại biểu đã bỏ phiếu 100% đưa ra khỏi quy hoạch mỏ đá vùng Hung Lèn Cây Trổ (xã Thạch Hóa) 102,15ha. Mỏ đá vùng Hung Lèn Cây Trổ là một hệ giá trị núi đá vôi hùng vĩ, tuyệt đẹp nơi thượng nguồn sông Gianh. Đây là khu vực sinh sống của nhiều đàn voọc đen má trắng quý hiếm hàng đầu thế giới, chỉ sống tại Quảng Bình.

Khi nghe tin này, anh Tú cùng anh Hồng, anh Sử mừng rơi nước mắt. Họ vận động từ năm 2012 đến thời điểm các đại biểu HĐND tỉnh bỏ phiếu bằng nhiều cách thuyết phục và cuối cùng thành quả đã thành công. Khi người dân địa bàn biết chuyện, họ càng tin yêu người lính biên phòng đã làm một việc ý nghĩa cho quê hương, bảo tồn môi trường trong lành, cảnh quan cho quê nhà được sống trong nếp đất hiền từ, không khí sạch sẽ vững bền. “Đấy là một tư duy xanh của lá phiếu giúp loại các mỏ đá dày đặc mà doanh nghiệp muốn mọc lên ở nơi này. Những lá phiếu ấy đã cứu đàn voọc đen má trắng quý hiếm của thế giới không bị biến mất, không bị tuyệt chủng và Tuyên Hóa không mất di sản núi đá vôi ở khu vực này”, anh Tú vui mừng tâm sự.

Hành động đẹp được lan tỏa

Khi bảo vệ rừng núi trước nguy cơ bị hàng chục mỏ đá tấn công, anh Tú vận động kiểm lâm, các sở ban ngành trong tỉnh cần mở rộng diện tích bảo vệ rừng ra 4 xã Thạch Hóa, Đồng Hóa, Thuận Hóa, Sơn Hóa để bảo vệ thiết thực toàn bộ các loài động thực vật, sinh cảnh nhằm cho loài voọc má trắng có không gian sống rộng hơn, con người 4 xã có môi trường đảm bảo hơn.

Anh Tú nói: “Mọi thứ lại ngoài sức tưởng tượng, UBND tỉnh Quảng Bình không chỉ lắng nghe đề xuất mà còn quy hoạch cứng hơn 509ha này là khu vực rừng đặc dụng bảo tồn loài. Một quyết định làm nức lòng anh em chúng tôi và người dân 4 xã bản địa, cũng như những nhà bảo tồn trong nước, quốc tế và người yêu thiên nhiên”.

Trên thực tế, bất cứ khu rừng đặc dụng nào được lập ra đều phải có ban bệ quản lý và hưởng ngân sách, nhưng rừng đặc dụng này được cộng đồng bảo vệ mà nòng cốt là đội của anh Tú. Khi mở rộng diện tích, anh Tú lại thuyết phục thêm 2 thợ săn cuối cùng là Nguyễn Anh Đài, Nguyễn Hải Lưu (thôn Xuân Canh, xã Thuận Hóa) vào đội giữ rừng tự nguyện. Đài nói: “Bọn em từ lâu biết anh Tú, muốn theo anh ấy để xóa đi quá khứ tội lỗi là giết voọc trong hang đá, nhưng không ngờ anh ấy tìm đến, thuyết phục nhẹ nhàng để bọn em cùng bảo vệ rừng, bớt mặc cảm là thợ săn trộm”.

Nay rừng đặc dụng do nhóm anh Nguyễn Thanh Tú bảo vệ đã gây tiếng vang với các tổ chức bảo tồn quốc tế như WWF, FFI… cùng nhiều chuyên gia bảo tồn linh trưởng trong và ngoài nước. Đã có hơn 10.000 lượt người đến chụp ảnh, tìm hiểu khu rừng này và họ đều ngả mũ thán phục sự tận tình, nhiệt thành của người lính biên phòng về hưu.

“Tin mừng là vừa qua theo kiểm đếm sơ bộ của các nhà khoa học từ Hà Nội, có 156 cá thể voọc má trắng quý hiếm ở đây với 22 đàn, con non được sinh nở ngày càng nhiều. Khi voọc được bảo vệ thì ý thức người dân tốt hơn trước, không chặt cây, không săn bắn, thực vật tự nhiên phát triển, các loài động vật khác kéo về trú ngụ nhiều hơn, môi trường ngày càng trong lành”, anh Tú thông tin.

Với thành tích trong bảo vệ môi trường, là người hùng của quần thể voọc quý hiếm, năm 2016 anh Tú được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Cấp tỉnh và nhiều tổ chức bảo tồn trong nước vinh danh anh là một người vì môi trường tự nhiên không vụ lợi, đặt lợi ích của tự nhiên lên trên hết, sẵn sàng xả thân vì khu rừng tự nhiên của quê hương bản quán.

Giờ đây anh Tú không đơn độc, ngoài 4 lâm tặc hoàn lương thì kiểm lâm tỉnh cũng vào cuộc với anh để thêm sức mạnh bảo vệ thiên nhiên. Bí thư Huyện ủy Tuyên Hóa Lê Công Hữu nói: “Huyện và tỉnh vào cuộc cùng đội giữ rừng tự nguyện của anh Nguyễn Thanh Tú vì đó là giữ gìn di sản, môi trường cho muôn đời sau. Công lao của anh Tú là rất lớn mà chính quyền và người dân của 4 xã luôn khắc ghi”.

Theo MINH PHONG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.