Người điều trị hiếm muộn có được nhận trực tiếp tinh trùng từ người hiến?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tinh trùng hiến được sử dụng cho bao nhiêu người, có được nhận tinh trùng trực tiếp từ người hiến... là một số vấn đề được bạn đọc quan tâm gần đây, sau khi TNO đăng tải về việc 60 gia đình tại Úc có con giống nhau.

Sau khi TNO đăng tin tại Úc, 60 đứa trẻ có diện mạo giống nhau do được sinh ra từ một người hiến tinh trùng dùng 4 tên giả khác nhau, một số bạn đọc đã nêu, tại Việt Nam, tinh trùng hiến được sử dụng cho bao nhiêu người, có được nhận tinh trùng trực tiếp từ người hiến?

Theo quy định hiện hành, tại Việt Nam, người điều trị hiếm muộn không được nhận tinh trùng trực tiếp từ người hiến. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Theo quy định hiện hành, tại Việt Nam, người điều trị hiếm muộn không được nhận tinh trùng trực tiếp từ người hiến. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Chia sẻ về một số vấn đề liên quan, BS Nguyễn Thế Lương, Trưởng ban Truyền thông, Hội Y học giới tính Việt Nam, cho hay theo quy định hiện hành, việc hiến, tặng tinh trùng cho các trường hợp hiếm muộn thực hiện theo nguyên tắc ẩn danh. Người hiến và người nhận không được biết nhau.

Việc này tránh các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai, ví dụ như về quyền lợi tài sản, hoặc quyền, trách nhiệm nuôi con.

Trước một số thông tin từng lan truyền trên mạng cho rằng, "hiến, nhận tinh trùng trực tiếp thì tỷ lệ có thai cao hơn", chuyên gia về giới và sức khỏe sinh sản, cho hay trong điều trị hiếm muộn, quy định hiện nay không cho phép hiến, nhận tinh trùng trực tiếp. Bởi, ngoài việc đảm bảo nguyên tắc bảo mật về danh tính nêu trên, thì người hiến tinh trùng còn cần được kiểm tra về các điều kiện sức khỏe, đảm bảo về chất lượng tinh trùng hiến cũng như loại trừ các bệnh lý khác.

Xét nghiệm đánh giá sức khỏe

Theo quy định tại Nghị định 10/2015/NĐ-CP (Nghị định 12/2015) của Chính phủ về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, người hiến tặng tinh trùng được khám và làm các xét nghiệm để xác định không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.

Ngoài ra, hiến tặng tinh trùng phải là sự tự nguyện và tiến hành tại cơ sở y khoa do Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm. Tinh trùng của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác.

Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.

Đối với người nhận tinh trùng: phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng; hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.

Cũng theo quy định tại Nghị định 12/2015, thông tin của người cho và nhận tinh trùng phải tuyệt mật. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng hay người hiến tặng tinh trùng cho bất cứ bên nào. Người hiến tặng không phải có bất kỳ trách nhiệm nào với đứa trẻ sinh ra từ tinh trùng mình hiến tặng.

Việc cho, nhận, lưu giữ tinh trùng phải được mã hóa và nhập vào hệ cơ sở dữ liệu chung, sử dụng trong toàn quốc, bảo đảm cơ chế chia sẻ thông tin giữa Bộ Y tế và các cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; bảo đảm việc cho, nhận tinh trùng, noãn, phôi thực hiện theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.