Người bán vé số dạo 'sang chảnh' nhất Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hằng ngày, một cụ ông rời nhà với trang phục sơ mi 'đóng thùng', quần kaki, giày tây. Ông còn khoác thêm chiếc áo ghi lê, đeo cà vạt trịnh trọng. Nếu không có xấp vé số và chiếc mũ Thần tài, dễ nhầm tưởng ông đi dự hội họp…

Đó là ông Đoàn Văn Thái (69 tuổi, ngụ P.5, Q.11, TP.HCM). Hơn 6 năm nay, ông Thái bán vé số dạo vừa mưu sinh, vừa trích 40 - 50% tiền lời để làm từ thiện.

Mỗi sáng, ông Đoàn Văn Thái đi bán vé số và mua đồ ăn cho vợ

Mỗi sáng, ông Đoàn Văn Thái đi bán vé số và mua đồ ăn cho vợ

"Tôi bán vé số, đâu phải ăn xin"

Tôi quen ông Thái khi tham gia bán vé số dạo để viết phóng sự Vé số đây! (năm 2019). Hồi ấy, tôi đã rất ấn tượng về trang phục cũng như phong cách bán vé số đặc biệt của ông Thái. Từ đó đến nay, nhà tôi là một trong những điểm dừng chân quen thuộc của ông mỗi khi đi bán ở khu vực Q.Tân Bình.

Trang phục bán vé số dạo của ông Thái đủ mặc cho cả tuần

Trang phục bán vé số dạo của ông Thái đủ mặc cho cả tuần

Dù nhiều năm dầm mưa dãi nắng bán vé số, ngoại hình ông Thái dường như không mấy thay đổi. Vẫn râu, tóc dài và bạc trắng. Vẫn nước da nâu hồng hào khỏe khoắn, gương mặt phương phi. Vẫn giọng nói điệu cười sang sảng, có phần hồn nhiên...

Nhưng trang phục của ông có sự đổi mới. Bình thường, ông mặc chỉn chu với áo sơ mi đóng thùng, mang giày tây khi đi bán vé số dạo. Hơn một năm nay, ông còn "chơi" thêm mỗi ngày một cái áo ghi lê kèm chiếc cà vạt màu nổi, xoay tua đủ mặc cho cả tuần. Chiếc mũ cao bồi ông hay đội trước đây nay đã được thay bằng chiếc mũ Thần tài rực rỡ, đính nhiều hạt châu và đá lấp lánh. Có thể nói ông đi đến đâu là kéo theo sự thích thú, tò mò, đôi lúc xen lẫn chút dị nghị của bá tánh ở đó.

Anh Quách Văn Nhứt, nhân vật trong loạt bài Sinh tồn hậu chấn thương tủy sống, nhận 3 triệu đồng hỗ trợ từ ông Thái

Anh Quách Văn Nhứt, nhân vật trong loạt bài Sinh tồn hậu chấn thương tủy sống, nhận 3 triệu đồng hỗ trợ từ ông Thái

"Trời! Ông đi bán vé số mà sao mặc đồ đẹp quá vậy?"; "Trước giờ chưa thấy ai bán vé số lại đeo cà vạt như ông!"... Mỗi khi nghe những thắc mắc như thế, ông Thái đều đáp: "Tôi đi bán vé số, đâu phải ăn xin mà mặc đồ nhếch nhác".

Mỗi sáng, ông Đoàn Văn Thái đi bán vé số và mua đồ ăn cho vợ

Mỗi sáng, ông Đoàn Văn Thái đi bán vé số và mua đồ ăn cho vợ

Ông Thái khoe mua áo quần và phụ kiện ở chợ vải với giá khá rẻ, chẳng hạn cà vạt 30.000 đồng/chiếc, áo ghi lê khoảng 100.000 đồng/cái. "Cứ màu chói, màu tươi là tôi khoái lắm! Mặc màu tươi cho đời sáng hơn, cho ra phong cách mới của người bán vé số dạo!", nói xong ông Thái lại cười ha hả.

“Bà ơi, ăn bún nè!”. Hơn 4 năm nay, ông Thái chăm sóc người vợ bị bệnh thấp khớp và tiểu đường nặng

“Bà ơi, ăn bún nè!”. Hơn 4 năm nay, ông Thái chăm sóc người vợ bị bệnh thấp khớp và tiểu đường nặng

Hiện nay, mỗi ngày ông Thái bán 300 tờ vé số. Theo ông, từ khi diện đồ đẹp và đội mũ Thần tài, ông bán vé số mau mắn hơn. Ông kể: "Tôi chưa bao giờ trả lại vé ế cho đại lý. Mấy bữa mưa bão dầm dề, vé bán không hết thì tôi cũng chịu luôn, chơi luôn. May thì trúng, không may thì nhịn ăn đắp vô, có gì đâu!".

Ông Thái lang thang khắp nơi để bán vé số. Trong ảnh, ông bán vé số tại chợ Bình Thuận, Q.Bình Tân, TP.HCM

Ông Thái lang thang khắp nơi để bán vé số. Trong ảnh, ông bán vé số tại chợ Bình Thuận, Q.Bình Tân, TP.HCM

Thỉnh thoảng bán xong sớm, trên đường về gặp người tàn tật còn nhiều vé số, ông mua hết (với giá 10.000 đồng/tờ) để bán giúp họ. Có hôm thấy một phụ nữ cầm xấp vé ế hớt hải vừa chạy vừa khóc bởi đã cận giờ xổ số, ông Thái mua toàn bộ 60 tờ để bán giúp bà, không lấy một đồng lời. "Lúc đó tôi nghĩ là thôi lâu lâu ôm nhiều vé một bữa coi sao. Vậy mà không ôm được, tôi đi một lúc khách cũng hỏi mua hết à", ông hồ hởi.

“Ông già Noel” Đoàn Văn Thái phát quà cho trẻ em trong một số khu dân cư tại TP.HCM

“Ông già Noel” Đoàn Văn Thái phát quà cho trẻ em trong một số khu dân cư tại TP.HCM

Cụ ông khẳng định luôn tuân thủ nguyên tắc bán vé số tự mình đề ra, đó là: "Tôi mời vé số, người ta thích thì mua, không thích thì thôi, chứ tôi không bao giờ nài ép họ. Những lúc khách đang ăn cơm, mình không nên làm phiền họ".

Hàng trăm triệu đồng giúp người nghèo

Hầu như hôm nào cũng vậy, cứ 5 giờ sáng, ông Thái thức dậy làm việc nhà, vệ sinh cho vợ (vợ ông nhiều năm nay bị bệnh thấp khớp và tiểu đường nặng, không đi lại được - PV). 6 giờ rưỡi, ông lội bộ bán vé số, vòng về tranh thủ mua một ít thực phẩm. Tầm 9 giờ, ông về nhà cho vợ ăn uống và nấu cơm ăn trưa rồi tiếp tục đi bán.

Ông Thái tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Cơ sở bảo trợ xã hội Thảo Đàn, TP.HCM

Ông Thái tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Cơ sở bảo trợ xã hội Thảo Đàn, TP.HCM

Hai vợ chồng sống trong căn nhà cũ, được ngăn thêm 3 phòng trọ nhỏ cho thuê. Từ năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19, hầu hết các căn phòng này không có người mướn. Trước đây, ông trải qua nhiều nghề như thợ luyện kim, nhân viên giao nhận chứng từ, bán bánh chưng bánh giò, sửa điện tử...

Khi đứa con duy nhất qua đời vì bạo bệnh năm 2012, ông Thái bị khủng hoảng tâm lý. Biến cố đó đã khiến ông không cắt tóc và râu suốt hơn 11 năm nay. Từ một người "khô khan", ông Thái bỗng có lúc "xuất khẩu thành thơ" và hay nói triết lý cao siêu nên một số người gọi ông là "khùng, điên". Một thời gian dài, ông treo tấm bảng to trước cửa nhà, hỏi mình và hỏi đời những câu suy tư: "Chân trời không - Chân lý có - Chân thật có không?"

Rồi ông tự đi tìm lời giải cho mình bằng công việc bán vé số từ tháng 11.2017 cho đến nay. Tiền lời được ông trích ra 40 - 50% để làm từ thiện. Lang thang khắp chốn, thấy người nào hoàn cảnh khó khăn là ông ghé vô hỏi thăm, giúp đỡ. Tết, ông thường chuẩn bị những phần quà (mỗi suất trị giá khoảng 350.000 đồng, gồm 10 kg gạo loại ngon, sữa, dầu ăn, đường, nước tương) để đem tặng người neo đơn, tàn tật.

"Tôi thấy người nào khổ thì giúp thôi, mỗi người từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Nếu tôi cứ đắn đo so tính, hoặc cứ chờ, cứ ước khi nào có thật nhiều tiền mới làm từ thiện, thì biết đến bao giờ mới thực hiện được", ông Thái chia sẻ.

Một lần, khi bán vé số trên đường Đội Cung (Q.11, TP.HCM), ông Thái thấy một cụ già ngoài 80 tuổi ngồi đăm chiêu trước căn nhà nhỏ xập xệ. Tấp vào trò chuyện mới hay từ lâu cụ già ao ước lợp lại mái nhà cho đỡ dột và bớt nóng bức, nhưng không thể kiếm đâu ra tiền. Vài hôm sau, ông Thái quay lại giúp cụ 5 triệu đồng để mua tôn lợp và trả tiền công cho thợ...

Bên cạnh đó, ông còn hỗ trợ nhiều mảnh đời đáng thương mà báo chí đăng tải. Gần đây, ông Thái tặng 14,5 triệu đồng giúp những ca có hoàn cảnh ngặt nghèo mua xe lăn hoặc chữa bệnh (họ là một số nhân vật trong loạt bài Sinh tồn hậu chấn thương tủy sống, đăng trên Báo Thanh Niên trong tháng 10.2023). Trước đó, thông qua Báo Thanh Niên, ông trực tiếp trao tặng gần 20 triệu đồng cho một số bệnh nhân, người bán vé số khó khăn... Ước tính hơn 6 năm bán vé số, tổng số tiền ông Thái làm từ thiện vào khoảng 200 triệu đồng.

"Công việc bán vé số làm từ thiện đã cho tôi sức khỏe rất tốt. Tôi không suy nghĩ gì, bán xong tối đến ngủ ngon", ông Thái vui vẻ nói.

Tháng 11.2020, Ủy ban MTTQ Việt Nam P.5 (Q.11, TP.HCM) tặng giấy khen, biểu dương ông Đoàn Văn Thái là "Người tốt - Việc tốt, đã nêu gương tốt trong phong trào từ thiện xã hội năm 2020".

Trước đó, tháng 9.2020, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam TP.HCM cũng tặng giấy khen, tuyên dương ông Đoàn Văn Thái (thành viên Ban tự nguyện Giáo xứ Vĩnh Hòa, hạt Phú Thọ) là "Người tốt - Việc tốt, gương điển hình tiên tiến xuất sắc trong đồng bào Công giáo TP.HCM giai đoạn 2015 - 2020".

18 lần làm ông già Noel

Từ năm 2004 đến nay, ông Thái đã có 18 lần đóng vai ông già Noel phát quà từ thiện tại Giáo xứ Vĩnh Hòa (Q.11, TP.HCM) và những khu dân cư.

Trong giai đoạn 2020 - 2022, ông nhiều lần đến Cơ sở bảo trợ xã hội Thảo Đàn (Q.3, TP.HCM) tặng quà trung thu, quà Noel cho hàng chục trẻ em và hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế, học phí cho một số ca có hoàn cảnh đặc biệt (tổng giá trị trên 10 triệu đồng). Dịp Tết Trung thu 2022, ông tặng hơn 1.000 lồng đèn cho trẻ em tại TP.HCM và 500 chiếc lồng đèn xinh xắn cho các bé Trường mẫu giáo Nha Mân (H.Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp)...

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.