Người Ba Na và ước mơ sung túc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dưới tiết trời se lạnh, gió đẩy từng hơi rừng mát lạnh, người dân làng Kon Ktonh tập trung lại dưới mái nhà Rông để mừng Tết ăn thịt dúi. Lâu lắm rồi, bà con mới có dịp tụ họp đông đủ, chúc nhau sức khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống may mắn, hạnh phúc.

Mình đào, con dúi cũng đào

Kon Pne (huyện Kbang) là xã xa nhất ở Gia Lai khi cách trung tâm thành phố Pleiku hơn 200 cây số. Vùng xa ngái này tách biệt hẳn cuộc sống bên ngoài bằng cung đường núi uốn lượn mấy chục cây số mà chả có bóng người.

Đến làng Kon Ktonh (xã Kon Pne) khi trời sẩm tối, chúng tôi nghỉ lại qua đêm ở nhà anh A Uôt (34 tuổi). Về đêm hơi sương mát lạnh của cánh rừng kèm tiếng côn trùng kêu khiến ai cũng thấy nhẹ nhõm sau một ngày mệt nhọc. Bữa cơm đạm bạc bên đống lửa, cùng men nồng rượu cần của gia chủ chuẩn bị khiến ai cũng thấy ngon đến lạ!

Anh Uôt (bên phải) cùng bạn rất khó khăn mới bắt được dúi
Anh Uôt (bên phải) cùng bạn rất khó khăn mới bắt được dúi

Sáng sớm hôm sau, hửng nắng, anh Uôt trở dậy chuẩn bị cuốc, thuổng đi hơn chục cây số vào rừng tìm dúi. Thấy một hang dúi bên bờ suối, anh Uôt gọi mọi người tới nhưng khuôn mặt cũng chả mấy vui vì nó ăn thẳng vào núi.

“Hang này chắc chắn có dúi to vì cả bụi tre lớn vàng gần hết kìa. Anh em cố gắng bắt bằng được vì trong làng ai cũng có dúi cúng Tết rồi, mình không có người làng họ chê lười biếng”, anh Uôt nói. Theo anh Uôt, thời điểm đào tốt nhất vẫn là cuối tháng khi dúi ra đi kiếm ăn, đào hang mới sẽ nông hơn.

Chàng trai có thân hình rắn chắc nhổ phật một cây tre lên xem phần rễ vừa bị ăn. Theo anh Uôt, dúi thường đi ăn đêm, còn ban ngày sẽ ủi đất lấp miệng hang để ẩn mình nghỉ ngơi. Thấy đất bị đùn lên cửa, hang đó chắc chắn có dúi. Dứt lời, anh Uôt dùng dao phát dọn sạch cây cối xung quanh để tiện cho vung cuốc, rồi tìm ngách thứ hai của dúi để bịt lại.

Đào được hơn tiếng, anh Uôt nghỉ tay để bạn giúp. Anh nhìn vào hang dúi nói, loài vật này có nhiều ngách để tránh kẻ thù. Để xác định đường nào đúng có nhiều cách như dùng cây dài chọc vào, đổ nước cho dúi chui lên. Nếu cả hai cách này không được nữa thì chỉ dựa vào kinh nghiệm, sự may mắn của mỗi người.

Trong lúc quan sát việc đào bới, anh A Uôt bỗng hét to lên khi đã phát hiện dúi. Sau gần 20 phút mồ hôi ướt đẫm lưng, anh thò tay tóm chặt phần gáy của con dúi mang ra ngoài. Con dúi ở hang này hơn 1 ký khiến anh Uôt và bạn rất vui. Anh Uôt đẵn cây tre bánh tẻ cạnh đó, tước thành sợi nhỏ cột phần cổ dúi lại đem về nhà.

Mong sướng như…dúi

Gần 200 hộ dân ở làng Kon Ktonh được đồi núi ôm trọn, êm êm bên dòng suối mát lạnh. Năm nay, Tết ăn con dúi của làng Kon Ktonh diễn ra đầu tiên, sau đó các làng Kon Hleng, Kon Kring sẽ lần lượt tổ chức. Người dân nơi đây quan niệm, dúi là một con vật hiền lành, không phá hoại mùa màng. Đây cũng là loài vật siêng năng, thức ăn của nó là rễ cây, các loại trái cây rừng nên không bao giờ bị đói… Bởi vậy, người Ba Na muốn được cuộc sống sung túc như những con dúi với thân mình mũm mĩm.

Người dân làng Kon Ktonh chuẩn bị làm lễ
Người dân làng Kon Ktonh chuẩn bị làm lễ

Với họ, Tết ăn con dúi có ý nghĩa rất đặc biệt trong năm, khi mọi người được tụ họp dưới mái nhà rông, vít chung rượu cần. Bởi vậy, với người Ba Na thịt dúi được xem như bánh chưng của người kinh dịp Tết Nguyên đán. Sợ không có dúi làm lễ, cách đây hơn một tháng, ông A Khoe đã cùng gia đình dành cả một ngày lên rừng đào dúi. Bắt về, ông Khoe làm thịt dúi, luộc lên, rồi treo sẵn lên gác bếp. Riêng rượu ghè thơm ngon ông đã lựa chọn những hạt ngô mẩy nhất để ủ.

Ở tuổi 56, ông Khoe có 7 người con gái. Mấy năm trước, vợ chồng ông “ráng” được đứa trai út. Vụ mùa năm nay, những người con gái của ông Khoe cũng đã được gả chồng hết. Cậu rể nào cũng ngoan, chịu khó nên hơn 1ha mì, cùng mấy sào lúa nước của ông Khoe bội thu.

Gần trưa, trai gái với những bộ quần áo vừa sắm bắt đầu đi bộ lên đỉnh đồi đến nhà rông. Căn nhà rông rộng hơn 300m2 đã hơn 20 năm uy nghi, sừng sững trên đỉnh núi, hướng nhìn xuống làng và cánh đồng lúa. Dịp Tết này, nhà Rông được chia ra làm hai ngăn, vách chia ở giữa là nơi để mọi người phân ra từng vị trí cho mỗi nhà. Mỗi gia đình đem theo lễ vật cúng Yàng (thần linh) gồm: một ghè rượu ngon, một ống lồ ô đựng nước, cần rượu, lá chuối tươi, sợi chỉ trắng. Quan trọng nhất là một con dúi được buộc cẩn thận vào cây le, phía trên đầu có một ngọn nến làm từ sáp ong để “rọi sáng cho ông bà thấy lối về” và “dẫn đường” cho hạt lúa về đến từng nhà, mùa màng thuận lợi, nhiều điều may mắn, tốt lành.

Ông Khoe mời dân làng đến uống rượu cần
Ông Khoe mời dân làng đến uống rượu cần

Khi mọi người đông đủ, già làng thông báo buổi lễ bắt đầu, bà con đồng loạt mở nắp, đổ nước từ ống lồ ô vào ghè rượu; buộc ghè rượu vào trụ gỗ được dành riêng cho gia đình rồi cắm cây le có buộc con dúi vào ghè. Sau đó mọi người thắp nến cầu nguyện, mong những điều tốt lành sẽ đến với gia đình và dân làng.

Phần lễ kết thúc, mọi người đến uống rượu cần của từng nhà. Nhà Rông rộn rã tiếng nói cười, chếnh choáng men say. Mọi người còn tranh thủ dịp này trao đổi với nhau kinh nghiệm làm ăn, chúc nhau sức khỏe.

Nhà thơ Văn Công Hùng, người dành cả cuộc đời để tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa dân gian Tây Nguyên cho biết: “Người Tây Nguyên hay tổ chức các lễ hội vào lúc thời tiết đẹp nhất, khoảng từ tháng 11 tới tháng 3, tháng 4 năm sau. Đây cũng là lúc mùa vụ đã xong, lúa đã vào kho. Mỗi dân tộc có một cách tổ chức khác nhau. Như người Ba Na ở Kbang họ ăn tết... con dúi. Hay chính xác hơn là họ dùng thịt con dúi để ăn tết, cũng như người Kinh, đương nhiên phải có con gà và bánh chưng, bánh tét cúng ngày đầu năm”.

Theo Tiền Lê (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null