Nhắc đến Tây Nguyên, nhiều người thường nghĩ về những con người trong cõi đại ngàn. Ở nơi ấy, người Êđê kể khan Đam San, người Ba Na kể H'amon, người J'rai kể chuyện Hri, người M'nông kể Ót Ndrong... Để kho tàng văn hóa sử thi độc đáo này được lưu giữ, phải kể đến tâm huyết của những nghệ nhân, già làng, trưởng bản. Một trong số đó là già làng Đa Cát Tư.
Với bất kỳ dân tộc nào, hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ sẽ nồng thắm hơn khi họ có được đứa con đầu lòng ra đời. Đứa trẻ sẽ là nhịp cầu nối giữa cha và mẹ thêm gắn bó hơn, là sợi dây thiêng liêng buộc nghĩa tình chồng vợ bền chặt hơn.
Đến với thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) có một địa chỉ mà du khách không nên bỏ qua, đó là Nhà thờ gỗ Kon Tum có kiến trúc độc đáo với tuổi đời hơn trăm năm. Nhà thờ gỗ Kon Tum thuộc top 10 nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.
Pơ Koong (lễ cưới) là nghi lễ quan trọng trong đời sống của người Ba Na. Trong khuôn khổ Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc“ năm 2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), bà con người Ba Na huyện Kbang (Gia Lai) vừa tái hiện lễ cưới truyền thống của dân tộc mình.
Làng cổ tích Kon Kơ Tu, thuộc xã Đăk Rơ Wa (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) nằm bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng. Từ lâu nay cộng đồng người Ba Na ở đây đã biết làm du lịch. Bà con mở homestay, tổ chức đánh cồng chiêng, dệt thổ cẩm, dựng nhà sàn cho du khách đến tham quan…
Dù năm nay đã 75 tuổi nhưng hàng ngày, nghệ nhân A Lim ở làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) vẫn duy trì việc đan lát như một niềm đam mê đã ăn vào máu của ông. Việc làm của ông không chỉ để có thêm thu nhập đỡ đần con cháu mà trên hết, ông muốn lưu giữ nghề đan lát và bảo tồn văn hóa truyền thống của người Ba Na.