Ngư dân vững tin vươn khơi (*): Sớm gỡ "thẻ vàng" thủy sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều tỉnh, thành miền Trung đang đầu tư bến cảng, cơ sở hạ tầng, không để tình trạng ngư dân xâm phạm vùng biển nước ngoài... để nỗ lực gỡ "thẻ vàng" thủy sản, nâng cao giá trị xuất khẩu
Quảng Ngãi từng là một trong những địa phương có số lượng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài nhiều nhất nước, nhất là vùng biển Thái Bình Dương. Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, nhờ việc tuyên truyền hiệu quả, tỉnh này đã không còn tàu cá vi phạm.
Nói không với đánh bắt trái phép
Hơn 5.700 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi đang khai thác thủy sản, trong đó khoảng 4.000 chiếc dài từ 15 m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Ông Nguyễn Văn Mười, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, cho biết từ khi Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng "thẻ vàng" đối với việc khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), chi cục đã tổ chức kiểm soát nguồn hải sản cập cảng, không thu mua hải sản có nguồn gốc trái phép ở vùng biển nước ngoài, loại cấm khai thác.
"Nếu phát hiện tàu cá vi phạm, mức xử phạt rất cao và ngư dân sẽ bị thu hồi giấy phép hành nghề... Nhờ đó, ngư dân thay đổi nhận thức, tình trạng xâm phạm vùng biển các nước giảm mạnh. Từ đầu năm 2018 đến nay, Quảng Ngãi không có tàu cá xâm phạm vùng biển các nước khác" - ông Mười khẳng định.

Ngư dân vận chuyển cá thu từ tàu lên bờ bán cho thương lái tại tỉnh Bình Thuận Ảnh: HỢP PHỐ
Ngư dân vận chuyển cá thu từ tàu lên bờ bán cho thương lái tại tỉnh Bình Thuận. Ảnh: HỢP PHỐ
Mỗi năm, các ngành chức năng ở tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức rất nhiều lớp học về việc chống khai thác trái phép với khoảng 50-70 người/lớp, có lớp hơn 100 người tham gia. Qua các lớp học, ngư dân dần hiểu được hậu quả của việc khai thác thủy sản bất hợp pháp để chủ động phòng tránh.
"Mặc dù không còn tình trạng đánh bắt trái phép nhưng số ít chủ tàu vẫn ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình. Nếu phát hiện tàu nào mất kết nối, chúng tôi thông báo để lực lượng biên phòng cùng với các cảng cá phối hợp xử lý" - đại diện Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết.
Theo ngư dân Võ Bá Nha (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), trước đây, nhiều ngư dân đi đánh bắt ở những vùng biển xa, có khi tận vùng biển châu Âu. Những chuyến biển như thế kéo dài hằng tháng, đối mặt rất nhiều rủi ro như cướp biển, thời tiết xấu…
"Chúng tôi ý thức được những rủi ro tiềm ẩn và qua hướng dẫn của các cơ quan chức năng nên tình trạng đánh bắt trái phép này không còn. Giờ có đi cũng ra vùng biển xa bờ như Hoàng Sa, Trường Sa rồi về, đánh bắt ít nhiều gì cũng được" - ông Nha bày tỏ.
Xử lý tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm
Tỉnh Quảng Ngãi đã lập nhiều văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá, bảo đảm trực 24/24 giờ để kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất bến, nhập bến theo quy định tại các cảng trong tỉnh; thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình việc xác nhận và chứng nhận nguyên liệu thủy sản khai thác. Những văn phòng này phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan kiên quyết không cho tàu cá xuất bến khi chưa có đầy đủ điều kiện cần thiết... Ngoài ra, trong nỗ lực gỡ "thẻ vàng", tỉnh Quảng Ngãi còn bố trí kinh phí để mua trang thiết bị thiết yếu phục vụ cảng cá, đầu tư khẩn cấp dự án nạo vét, thông luồng ra vào cảng.
Trong khi đó, được đánh giá là một trong 3 ngư trường trọng điểm với chiều dài bờ biển 192 km, Bình Thuận nằm trong nhóm 5 tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng hải sản khai thác hằng năm.
Ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận, cho hay dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Bình Thuận đang kiên trì theo đuổi chính sách khai thác bền vững, quyết liệt tháo gỡ "thẻ vàng" IUU; nhất là ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài.
Từ tháng 7-2019 đến tháng 5-2021, Bình Thuận không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý. Tuy nhiên, từ giữa năm 2021 đến nay, tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp trở lại. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2 tàu của Bình Thuận đã bị Malaysia bắt giữ, xử lý.
Ngày 16-2 vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành công văn hỏa tốc để chấn chỉnh tình trạng trên. Trong đó, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân để tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài.
Tỉnh Khánh Hòa cũng đang hết sức chú trọng vào việc gỡ "thẻ vàng" của EC. Ông Võ Khắc Én, Chi cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, khẳng định bên cạnh việc cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, trong mỗi chuyến biển, ngư dân đều ghi, nộp nhật ký khai thác với đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm, sản lượng từng loài đánh bắt; có đầy đủ thiết bị giám sát hành trình, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tàu cá...
"Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã có văn phòng đại diện kiểm tra, kiểm soát ở 4 cảng cá trong tỉnh để truy xuất nguồn gốc, bảo đảm quy định IUU. Đây là cơ sở quan trọng phục vụ đoàn thanh tra của EC nhiều khả năng sẽ đến Khánh Hòa kiểm tra việc khắc phục "thẻ vàng" trong năm 2022" - ông Én nhấn mạnh. 
Kỳ tới: Xây dựng nghề cá bền vững, có trách nhiệm
Theo TỬ TRỰC - KỲ NAM - HỢP PHỐ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.