Nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về ứng dụng AI trong chụp X-quang ngực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học Australia phát hiện ra rằng mô hình AI có thể xác định chính xác một số hiện tượng bất thường ở phổi, chẳng hạn như tràn dịch màng phổi hay tổn thương phổi.
Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Các nhà khoa học Australia đã phát triển các phương pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện chẩn đoán bệnh tim và phổi.

Trong nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về lĩnh vực này, một nhóm nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Điện tử Australia (AEHRC) thuộc Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) đã so sánh độ chính xác của các mô hình AI khác nhau trong phân tích các hình ảnh chụp X-quang ngực.

Họ nhận thấy thông qua sự kết hợp tối ưu giữa bộ mã hóa và bộ giải mã, việc chẩn đoán tự động bằng công nghệ AI về tình trạng tim và phổi từ hình ảnh X-quang có thể tăng độ chính xác tới 26,9%.

Công nghệ AI về hình ảnh X-quang hiện sử dụng bộ mã hóa để phân tích hình ảnh và bộ giải mã để báo cáo hình ảnh. CSIRO khẳng định nghiên cứu của AEHRC là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về kết hợp bộ mã hóa và giải mã, qua đó giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhân.

Trong một thông cáo báo chí ra ngày 20/11, ông Aaron Nicolson - tác giả chính của nghiên cứu - nhấn mạnh: “AI có tiềm năng cải thiện các dịch vụ y tế và đặc biệt là có thể hỗ trợ tốt hơn cho các chuyên gia y tế do có thể giúp giảm gánh nặng và khối lượng công việc trong các hoạt động không tự động hóa. Tự báo cáo hình ảnh chụp X-quang có thể giúp giảm tải đáng kể công việc của các bác sỹ lâm sàng và tạo điều kiện cho họ chăm sóc bệnh nhân hiệu quả hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy tiềm năng hỗ trợ các bác sỹ lâm sàng tốt hơn trong tương lai."

Ngoài việc thử nghiệm các bộ mã hóa và giải mã khác nhau, nhóm các nhà khoa học từ AEHRC còn sử dụng một phương pháp được gọi là "khởi động ấm". Theo phương pháp này, những kiến thức mà mô hình AI học được khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó sẽ được áp dụng để cải thiện hiệu năng khi mô hình AI này thực hiện nhiệm vụ thứ hai.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng mô hình AI có thể xác định chính xác một số hiện tượng bất thường ở phổi, chẳng hạn như tràn dịch màng phổi hay tổn thương phổi.

Có thể bạn quan tâm

Ý thức bảo mật

Ý thức bảo mật

Tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) vừa qua, đại tướng Lương Tam Quang - Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia - nhấn mạnh:

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

(GLO)-Tổng thống Pháp vừa ký sắc lệnh trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan cho Giáo sư Trần Thanh Vân-Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) và Giáo sư Lê Kim Ngọc-Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null