Nghiêm trị hành vi xả rác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những loạt ảnh, đoạn video clip ghi lại cận cảnh rất nhiều điểm xả rác vô tội vạ ở TP HCM, đăng dài kỳ trên Báo Người Lao Động mấy ngày qua, đã cơ bản phản ánh chân thực tình trạng xả rác có phần nhức nhối tại thành phố này.

Nếu muốn tận mục sở thị, bạn hãy lấy xe đánh một vòng qua vài con phố, sẽ thấy rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa bị đẩy ra vỉa hè, lề đường, miệng cống nhiều đến mức nào. Thậm chí, bạn cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của rác bởi một bộ phận người đi đường thiếu ý thức tiện đâu vứt đó...

Đối với mọi thành phố, rác thải chưa bao giờ là chuyện nhỏ. Đối với một đại đô thị như TP HCM, xử lý rác thải xưa nay luôn là đại sự. Mỗi ngày đêm, thành phố phát sinh khoảng 9.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó rác hữu cơ chiếm phần lớn, tiếp đến là rác thải nhựa với khoảng 1.500 tấn. Đó là chưa nói trong năm cao điểm dịch Covid-19, lượng rác thải y tế mỗi ngày đêm từ 40 đến 150 tấn. Tất cả dồn thành gánh nặng cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý và nỗ lực hạn chế mức độ gây ô nhiễm môi trường.

Ai cũng đã biết rác thải nếu bị xả ra môi trường không đúng quy định, quy chuẩn sẽ không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, mất vệ sinh mà còn dẫn tới nhiều hậu quả tai hại hơn. Trong rác có nhiều chất độc, khi bị đổ xuống cống rãnh, kênh rạch... sẽ phân hủy và làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm, gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm cho con người. Biết vậy nhưng nạn xả rác bừa bãi vẫn không dẹp được, dù đã tuyên truyền rất nhiều, kể cả xử phạt hành chính không ít trường hợp đổ rác "trộm" bị bắt quả tang.

Thực tế cho thấy nếu chỉ trông chờ vào sự tự giác của con người thì không đủ. Điều quan trọng là cách thức phát hiện và mức độ xử phạt đối với hành vi xả rác sao cho hiệu quả và đủ sức răn đe. Mà điều này đâu có gì khó, nhiều nước đã làm được từ rất lâu rồi. Chúng ta hãy tự hỏi, tại sao dân mình sang Singapore không dám xả rác ra đường, dù chỉ là một vỏ kẹo; còn khi về nước thì vứt rác chẳng hề chùn tay? Vì nước bạn phạt tiền rất nặng, bị bêu tên, lưu hồ sơ vi phạm, chẳng xin xỏ gì được. Trong khi chúng ta có rất nhiều luật mà không chế tài được hành vi xả rác là rất vô lý. Ngay cả chuyện phạt "nguội", từ năm 2020 thành phố đã yêu cầu các quận, huyện lắp đặt camera để làm cơ sở xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có lĩnh vực môi trường, song đến nay việc phạt "nguội" hành vi xả rác vẫn chưa có hướng dẫn, rất khó hiểu!

Mỗi năm, riêng TP HCM, lượng rác thải tăng thêm gần 10%, trong khi số đơn vị thu gom rác, số bãi chứa rác có hạn, đồng nghĩa rằng áp lực xử lý rác ngày càng lớn, thách thức môi sinh, đe dọa sức khỏe người dân, cản trở sự phát triển. Thành phố từng có Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19-10-2018 (của Thành ủy TP HCM) về thực hiện Cuộc vận động "Người dân TP HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước". Cuộc vận động này cần được tiếp tục tiến hành, làm thực chất. Cao hơn, phải sớm đưa các chế tài hành vi xả rác vào khuôn khổ pháp luật hành chính, hình sự.

Theo Hoài Phương (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.