Nghĩ về thiệp mời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thi thoảng, tôi lại nhận được tấm thiệp mời cưới. Bạn bè và một số người thân của tôi cũng vậy. Nhìn tấm thiệp, tôi chợt nghĩ về cách mời cưới của một số bạn trẻ hiện nay. 
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Chuyện là mới đây, khi đến nhà chị gái chơi, tôi gặp một đồng nghiệp của người em họ. Mấy chị em đang trò chuyện thì có người đến đưa thiệp mời cưới. Chờ người đưa thiệp ra về, đồng nghiệp của em tôi liền cười rồi nói: “Đấy, người ta đi mời đám cưới thì cũng phải tới nhà đưa tận tay, hỏi han nhau thêm vài câu cho thân mật thế này. Chứ con bé mới về làm hợp đồng của cơ quan em được một tháng, đi mời đám cưới mà cầm nguyên chồng thiệp đến cơ quan rồi hỏi từng người: “Anh/chị ơi, anh/chị tên gì để em gửi thiệp” thì theo chị là có đáng trách không?”.
Nghe chuyện, tôi tò mò hỏi thêm thì được biết, bình thường, khi đi làm, cô ấy thường hay ngồi lì trong phòng hoặc lướt điện thoại, không bao giờ trò chuyện với mọi người xung quanh. Đến khi mời cưới, cô lên phòng nhân sự xin danh sách toàn cơ quan rồi viết thiệp. Vậy nên có nhiều người còn chưa biết mặt, biết tên.
Câu chuyện trên không phải là ngoại lệ. Một số người thì cho rằng, do những bạn trẻ suy nghĩ đơn giản cứ nghĩ gửi thiệp mời để tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, với bạn bè nên xuề xòa đến khi các đồng nghiệp không đi thì lại nghĩ do người ta khó tính, bắt ne bắt nẹt mình. Nhưng cái kiểu mời mà đến chính cả các bạn trẻ cũng khó có thể chấp nhận được, phải lên mạng mà than thở về kiểu mời đám cưới thời hiện đại là thông báo Facebook, cứ tag tên thẳng bạn bè vào một cái thông báo hay vào nhóm chung của lớp để thông báo, có trường hợp thì chỉ thông báo trước vài ngày, khiến người được mời chẳng thể sắp xếp thời gian được thì cũng nên xem lại.
Dẫu biết rằng, ngày cưới là trọng đại của các bạn trẻ và tấm thiệp báo tin là một lời mời trân trọng để thông báo tin vui và mời mọi người đến để có thể chung vui với mình. Nhưng, chính cách gửi thiệp mời mà như phát giấy khiến tấm thiệp trở nên mất giá trị, lại khiến người nhận trở nên khó xử, bởi đi thì bực, không đi thì khó coi. Thế nên, có những tấm thiệp đã ghi rõ ràng là thiệp mời mà lại trở thành không mời là như vậy!
LÊ THỊ KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

(GLO)- Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn liền với bảng đen, phấn trắng, cùng bao kỷ niệm buồn vui dưới mái trường. Để rồi, sau nhiều năm xa cách, trong giây phút gặp lại thầy cô, bạn bè, những ký ức ấy vẫn ùa về, trào dâng bao nỗi nhớ...
Gương mặt thơ: Lê Va

Gương mặt thơ: Lê Va

(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm khuyến khích phong trào sáng tác nghệ thuật về các dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng các ca khúc đáp ứng yêu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
Gieo “hạt giống” văn chương

Gieo “hạt giống” văn chương

(GLO)- Đó là tâm niệm của những người tổ chức và tham gia truyền cảm hứng tại lớp bồi dưỡng văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số năm 2024 tại Gia Lai. Diễn ra từ ngày 1 đến 7-7, chương trình thu hút sự góp mặt của 32 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku.