Nghi vấn của nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc về mũ Ngũ phẩm VN lưu lạc Campuchia

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Mới đây, nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc (TP.HCM) qua kết nối thông tin với nhà sưu tập trẻ Chu Đoàn Kiên nhận được tấm ảnh quý về một chiếc mũ có thể hàm Ngũ phẩm được lưu giữ tại Mỹ, hé lộ nhiều điều lý thú.

 Qua hình ảnh của chiếc mũ này và đối chiếu với các hình ảnh về mũ Đông Pha, và nhất là bản vẽ của họa sĩ Tôn Thất Sa (ành), cho thấy đây là loại mũ Đông Pha của triều Nguyễn thuộc Việt Nam - Ảnh: T.L
Qua hình ảnh của chiếc mũ này và đối chiếu với các hình ảnh về mũ Đông Pha, và nhất là bản vẽ của họa sĩ Tôn Thất Sa (ành), cho thấy đây là loại mũ Đông Pha của triều Nguyễn thuộc Việt Nam - Ảnh: T.L


Hiện vật nghi vấn là chiếc mũ hàm Ngũ phẩm hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Penn (3260 South St, Philadelphia, PA 19104) với dòng chú thích: “Mũ có mã số 2003-38-4, xuất xứ Cambodia (Campuchia). Chất liệu, lông đuôi ngựa, khung bằng kim loại. Niên đại khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20” (https://www.penn.museum/collections/object/372982 ).

Nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc – chuyên gia có uy tín trong lĩhh vực mũ mão triều Nguyễn (sinh sống tại Q.1, TP.HCM) nhận xét: Qua xem xét thấu đáo và kỹ lưỡng hiện vật qua từng góc độ ảnh chụp, tôi nhận thấy chú thích của Bảo tàng Penn nêu trên chưa được đầy đủ, bởi thiếu phần chủ nhân văn hóa là của Việt Nam. Vì vậy, tôi xin được có đôi lời như sau: "Qua hình ảnh của chiếc mũ này và đối chiếu với các hình ảnh về mũ Đông Pha, và nhất là bản vẽ của họa sĩ Tôn Thất Sa, cho thấy đây là loại mũ Đông Pha của triều Nguyễn thuộc Việt Nam, theo điển chế của triều Nguyễn là cấp cho quan Văn có hàm từ Tứ phẩm đến Lục phẩm".


 

Chiếc mũ hiện vật quý hiện được lưu giữ tại Mỹ - Ảnh: Nhà nghiên cứu Chu Đoàn Kiên
Chiếc mũ hiện vật quý hiện được lưu giữ tại Mỹ - Ảnh: Nhà nghiên cứu Chu Đoàn Kiên



Ông Vũ Kim Lộc phân tích thêm: “Về chi tiết của mũ, nhờ ảnh được chụp chếch từ phía sau nên thấy được hầu như toàn bộ thực trạng của mũ: Thân mũ là phần bao quanh đầu và được bắt hai dải ở phía sau, miếng che ở trên được viền nẹp bằng kim loại bạc và trông như được gập đôi tạo hình dốc mái như hai mái che của một ngôi nhà. Qua phóng đại ảnh cho thấy mũ được kết bằng lông đuôi ngựa, kỹ thuật kết rất giống với chiếc mũ Phốc Tròn có niên đại đầu thế kỷ 20 hiện đang được lưu giữ tại Bảo tang Lịch sử-TP.HCM, tức là kết đơn và dùng hai sợi lông làm thành một dây để kết. Riêng tấm che phía sau cùng hai dải được kết rất thưa. Các trang sức hiện còn 3 hoa (1 ở trán mũ, 1 ở trên trán mũ, 1 ở sau mũ), các hoa này đã bị oxy hóa có màu đen cho thấy là bằng bạc, loại hình giao long không thấy, có lẽ đã bị mất”.

 

 Nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc – chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực mũ mão triều Nguyễn - Ảnh: NVCC
Nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc – chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực mũ mão triều Nguyễn - Ảnh: NVCC


Vì vậy, nếu chiếu theo điển chế thì mũ được trang trí với số lượng 3 hoa, nhưng không có hoa bằng vàng, đã cho biết chủ nhân của chiếc mũ này có hàm Ngũ phẩm của Việt Nam.

“Như vậy, với các yếu tố nêu trên cho thấy chiếc mũ đây của Việt Nam là đã rõ, và không hiểu lý do gì nó lại lưu lạc đến Campuchia”, nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc nói.

 

Theo LÊ CÔNG SƠN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.