Nghị quyết 7 Khóa X của Đảng tạo chuyển biến nhất định ở nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm 2010, công nghiệp và dịch vụ chiếm xấp xỉ 60% cơ cấu kinh tế nông thôn; nâng tỷ lệ số xã sử dụng điện lưới lên 97,8%.

Sáng 11-7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương trong cả nước về sơ kết thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Việc triển khai Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về tam nông đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực
Việc triển khai Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về tam nông đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực
Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và thường trực tỉnh ủy, HĐND, UBND các địa phương.


Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề chiến lược của đất nước và là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên của cả hệ thống chính trị.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương nghiêm túc kiểm điểm những mặt được, chưa được sau gần 3 năm triển khai Nghị quyết, đưa ra các biện pháp khắc phục khó khăn, hạn chế từ thực tiễn ở các địa phương cũng như thống nhất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục thực hiện quyết liệt các mục tiêu cụ thể đề ra.

Báo cáo của Bộ NN&PTNT khẳng định: Triển khai Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã tạo sự chuyển biến nhất định trên thực tế, nhất là trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Nổi bật là đến năm 2010 công nghiệp và dịch vụ đã chiếm xấp xỉ 60% cơ cấu kinh tế nông thôn; nâng tỷ lệ số xã sử dụng điện lưới lên 97,8%; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 11,3%....

Cũng trong giai đoạn 2009-2011 tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn lên tới gần 290.000 tỷ đồng. Trên cơ sở triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đã hình thành bước đầu mô hình nông thôn mới.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.