Nghệ thuật tạo tác tượng Phật Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Theo PGS-TS Trang Thanh Hiền, tượng Phật Việt Nam có những quy tắc nhận diện nhất định, nhưng cũng rất gần với đời sống và nhân tướng học của người Việt.

 

Tượng Quan âm chùa Hội Hạ (Vĩnh Phúc), bảo vật quốc gia - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Ảnh NVCC
Tượng Quan âm chùa Hội Hạ (Vĩnh Phúc), bảo vật quốc gia - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Ảnh NVCC



Muôn màu muôn vẻ

PGS-TS Trang Thanh Hiền đã mất 5 năm để viết cuốn sách Nghệ thuật tạo tác tượng Phật trong các ngôi chùa Việt (NXB Hà Nội). Trong những năm đó, bà đi rất nhiều ngôi chùa, chụp hình, đo vẽ lại những bức tượng Phật để phân loại, phân tích. Tượng đá, tượng đồng, tượng gỗ mít, tượng đắp đất tô màu... đều là đối tượng khảo sát của bà. “Tôi phải có đủ tư liệu ghi chép để phân tích đủ kiểu, đọc ra được chuẩn tắc trong tạc tượng để sau này trùng tu không chệch khỏi những gì đã trở thành di sản cha ông”, bà Hiền nói.

Chính vì thế, trong cuốn sách của bà Hiền có thông tin về hệ thống tượng Phật trong chùa, sơ đồ vị trí của chúng. Cũng có cả những khái niệm để người xem hình dung rõ hơn nguồn gốc của các chi tiết tạo hình trên tượng. Chẳng hạn, bà Hiền giải thích về ấn chuẩn đề, bảo tháp, bánh xe pháp luân, vỏ ốc, bảo bình, vành hào quang, các dạng bệ tượng như sư tử đội đài sen, rồng đội đài sen...

Sách cũng cho thấy “dòng chảy” của tượng qua nhiều thời kỳ. “Thời Lý, tượng thường được chạm khắc bằng đá với kích thước lớn. Thời Trần thì chất liệu đồng được ưa chuộng. Giai đoạn này Phật giáo được xem là quốc giáo, nên việc dựng chùa, tạo tượng thường do triều đình bỏ tiền ra hưng công. Do đó, chất liệu sử dụng cũng là chất liệu bền vững, trau chuốt, tỉ mỉ. Từ sau thời Mạc, với sự thay đổi của hình thức kiến trúc ngôi chùa Việt, truyền thống tượng đá vẫn tiếp tục nhưng điêu khắc gỗ bắt đầu phát triển mạnh hơn. Kỹ thuật chạm khắc gỗ và sơn thếp tượng Phật cũng đạt đến đỉnh cao ở thế kỷ 17 - 18”, bà Hiền phân tích.

Cũng theo bà Hiền, trong lịch sử phong kiến, khi vua, chúa bỏ tiền ra hưng công chùa chiền thì diện mạo của ngôi chùa cũng khác hẳn với điêu khắc và kiến trúc đồng bộ, đẹp đẽ. Với chùa làng, chùa dân, chất lượng tượng phụ thuộc vào làng đó giàu - nghèo, thịnh - suy ở từng giai đoạn.


Nghệ nhân tạo nên bản sắc Việt

Bà Hiền cũng tham khảo các sách về tạo tác tượng Phật xưa. Hiện chúng còn sót lại không nhiều, chủ yếu là chữ Hán - Nôm. Sách thường đề cập ba nội dung. Một là cách thức họa và tạc các pho tượng. Hai là cách thức bài trí đàn cúng Phật, có sơ đồ cụ thể cho các đàn cúng. Ba là các nghi thức an tượng, điểm nhãn, các bài kinh tán tụng dùng trong nghi thức này. Căn cứ nội dung của sách, ta thấy để tạo tác được một pho tượng Phật, thì người nghệ nhân phải thông thạo khá nhiều lĩnh vực ngoài kỹ thuật tạo tượng như toán học, thuật hình học và cả nhân tướng học. “Tỷ lệ được sử dụng trong các sách chủ yếu là sử dụng đơn vị đo của dân gian. Các đơn vị như ngón, thốn, túc là tỷ lệ đo đạc trong thực hành châm cứu Đông y”, bà cho biết.

Tuy nhiên điều thú vị nhất, theo bà Hiền, là những cuốn sách này không được phổ biến trong các làng nghề dù đã từng được sử dụng. Một khảo sát cho thấy nghệ nhân ở làng Sơn Đồng (Hà Nội) từng tạc những mẫu tượng trong sách Diên Quang Tam Muội tạo tượng kinh, song lại chưa bao giờ thấy sách. “Việc không phổ biến sách tạc tượng trong các làng nghề chứng tỏ vai trò của các nghệ nhân trong việc tạo tượng Phật là rất quan trọng. Vai trò này đã tạo nên bản sắc của tượng Phật Việt Nam. Chỉ có vài cuốn đã từng trở thành cẩm nang làng nghề. Khi việc tạo tác thành thạo, người ta bỏ sách để truyền miệng, truyền tay. Chính sự truyền miệng, truyền tay đã khiến việc tạo tác tượng có nhiều thay đổi”, bà Hiền phân tích.

Cũng theo bà Hiền, chính do lối thức truyền nghề này mà điêu khắc Phật giáo Việt, dẫu có ảnh hưởng từ điêu khắc Phật giáo Trung Quốc từ hệ thống sách vở thì cũng đã Việt hóa những nguyên tắc đó thành công thức riêng của người Việt để tạo tượng Phật Việt. “Các hình tượng điêu khắc trong chùa Việt hiện ra với các nhân tướng khác nhau là phản ánh đời sống và nhân sinh quan người Việt. Từ những kiếp người khổ đau gầy trơ xương đến những vị sung sướng béo tốt bụng phệ; từ những đứa trẻ sơ sinh đến vua, quan, lính dân... đều hiện diện. Trong đó, nổi bật nhất là hình tượng người mẹ Việt trong các pho tượng Quan âm, Bồ tát, Quan âm Thị Kính, Quan âm tống tử...”, bà Hiền nói.

Bà Hiền nhận định rằng công nghệ in ba chiều hiện nay đã giúp người ta có thể làm tượng giống y như đúc. Tuy nhiên, điều đó không mang lại cảm xúc cho các bức tượng cần phục dựng. Chính vì thế, cuốn sách này ra đời để người làm tượng hiểu hơn thẩm mỹ của ông cha và nối nghề.


 

Về cuốn sách, nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Thu Hòa nói: “Chùa Việt Nam, mặc dù bị ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hóa, nhưng có những đặc trưng nhất định. Khác biệt đó thể hiện rõ nét nhất ở hệ thống tượng Phật về tạo tác, mỹ thuật cũng như đặc trưng bởi các lễ nghi mà nhiều khi chúng ta không chú ý vì quá quen thuộc. Quyển sách này sẽ nhắc nhở về những giá trị đó”.

Theo Trinh Nguyễn (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.