Nghệ nhân tượng nhà mồ nơi phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỗi nhà mồ của người Tây Nguyên ẩn chứa một bí mật về tính cách, sở thích lúc sinh thời của người đã mất; là sự gửi gắm, sẻ chia, tiếc thương và bầu bạn của người sống dành cho người đã khuất. Đồng hành với tín ngưỡng này là nghề thủ công độc đáo mang đậm bản sắc của cộng đồng các dân tộc bản địa Tây Nguyên - nghề tạc tượng gỗ.

 

“Nghệ sĩ nông dân” Ksor Hnao sáng tạo từ bản năng với niềm tin mình làm được tượng gỗ là do thần linh (Giàng) ban cho khả năng ấy. Mỗi bức tượng là sự sáng tạo riêng.
“Nghệ sĩ nông dân” Ksor Hnao sáng tạo từ bản năng với niềm tin mình làm được tượng gỗ là do thần linh (Giàng) ban cho khả năng ấy. Mỗi bức tượng là sự sáng tạo riêng.




Là người con Gia Rai, ngụ tại làng Kép, phường Đống Đa, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ksor H’nao nổi tiếng không chỉ trong làng mà khắp Gia Lai và cả nước về tài tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên của mình. Ksor H’nao am hiểu sâu sắc và tâm huyết với các giá trị văn hóa của người Gia Rai. 60 năm tuổi đời, Ksor Hnao đã có hơn 40 năm cầm rìu tạc tượng. Vì vậy, tượng nhà mồ không chỉ là tình yêu, đam mê mà còn là duyên nợ với ông. Tác phẩm tượng của ông mang đậm phong cách dân gian, mộc mạc, gợi tả nhưng luôn sống động với người và vật là những hình ảnh gần gũi, dung dị với đời sống của bà con. Ngoài việc tham gia tạc tượng nhà mồ phục vụ nghi thức bỏ mả, ông còn tham gia các cuộc thi tạc tượng gỗ dân gian trong và ngoài tỉnh, đạt giải cao.

Theo nhịp sống hiện đại, ngày nay, người Jrai ở Tây Nguyên đã không làm lễ Pơ Thi nữa, vì vậy, tượng nhà mồ dần bị mai một. Nghệ nhân Ksor Hnao bày tỏ: Hiện nay, lũ trẻ không còn mặn mà với văn hóa truyền thống của dân tộc nữa, đặc biệt là nghệ thuật tạc tượng nhà mồ. Chính vì thế, ông tích cực tham gia hoạt động truyền dạy cho thế hệ trẻ, từ tổ chức, tái diễn các lễ hội truyền thống, diễn tấu, chế tác nhạc cụ tre nứa, diễn tấu cồng chiêng và chỉnh chiêng đến tạc tượng.


 

 
Bằng các dụng cụ thô sơ như rìu, rựa, đục, các nghệ nhân đã thổi hơi thở cuộc sống thường nhật vào trong từng thớ gỗ, tạo nên những mảng, khối hình học, gợi tả thần thái nhân vật.
Bằng các dụng cụ thô sơ như rìu, rựa, đục, các nghệ nhân đã thổi hơi thở cuộc sống thường nhật vào trong từng thớ gỗ, tạo nên những mảng, khối hình học, gợi tả thần thái nhân vật.
 Nghệ nhân để tượng thô mộc màu gỗ nguyên sơ.
Nghệ nhân để tượng thô mộc màu gỗ nguyên sơ.



Hy vọng rằng, có nhiều hơn nữa những nghệ nhân Ksor Hnao để văn hóa truyền thống dân tộc được lưu truyền và trường tồn với thời gian.
 

https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/nghe-nhan-tuong-nha-mo-noi-pho-nui-802018.ldo

Theo Lê Bích (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

null