Ngày đầu trong quân ngũ: Cùng ăn, cùng ở với nữ tân binh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với mong muốn được khoác trên mình màu áo xanh bộ đội, được “trui rèn” bản thân trong môi trường quân đội…, nhiều bạn trẻ thành thị đã quyết định lên đường nhập ngũ.

Nữ tân binh trong giờ tăng gia sản xuất
Nữ tân binh trong giờ tăng gia sản xuất



Các phóng viên có dịp cùng sống và sinh hoạt với các tân binh vừa nhập ngũ tháng 2-2017.

Tôi đến Trường Quân sự Quân khu 7 (quận 12, TP. Hồ Chí Minh) vào một buổi chiều tháng 3 nắng gắt. Thiếu tá Triệu Quang Khoa, đại đội trưởng đại đội bộ binh 1 - đơn vị huấn luyện tân binh, đón tôi trước cửa hội trường, nơi 90 tân binh (sau này bổ sung thêm 10 tân binh) đang học tập, rèn luyện ba tháng quân trường.

Khóc nhớ nhà

Lướt qua mắt tôi là những cô gái rất xinh xắn, dù tất cả đều khoác lên bộ quân phục giản dị. Vừa ngồi xuống ghế, cô gái có gương mặt giống diễn viên thì thầm:

“Nãy chị vào, chúng em đoán là người mới. Mấy hôm trước có năm bạn phải về vì sức khỏe không đảm bảo. Sắp tới có thêm 15 bạn mới vô là tròn 100 người”. Đó là tân binh Đoàn Thị Quý Quỳnh (22 tuổi, quê Hưng Yên).

Quỳnh là “thủ phạm” khiến đồng đội ôm nhau khóc hu hu trong hội trường khi đứng lên chia sẻ: “Vào đây, mỗi lần nghe tiếng máy bay, ngẩng lên nhìn máy bay trên trời, em nhớ nhà lắm!”. Quỳnh nói nhớ mãi cảm xúc trên chuyến bay ngày 16-2 từ Hải Phòng vào TP. Hồ Chí Minh để bắt đầu đời quân ngũ, bắt đầu cuộc sống xa nhà.

Chạm nỗi niềm chung, tất cả nữ tân binh ôm nhau òa khóc nức nở. Thầy cô nháy nhau rút ra ngoài. Thượng úy chuyên nghiệp Lê Thị Hằng-Phó Trung đội trưởng trung đội 3 - chia sẻ: “Nhiều em ở tận miền Bắc, miền Trung vô đây. Vào đến đây em nào cũng bản lĩnh. Nhớ nhà nhưng vẫn ráng không nhắc đến, nay đụng tới mới khóc dữ vậy đó!”.

Lúc này tân binh nữ đang học các bài hát về quân đội. Trên tay mọi người là mẩu giấy in lời bài hát Tiếng hát trường quân sự quân khu. Hoàng Lan (quê Quảng Nam) bảo: “Eo ơi, khó nhớ lắm chị ơi! Tụi em hát hoài vẫn không thuộc. Ráng tập thêm nữa mới được”.

Để đổi không khí, nữ tân binh Phạm Nữ Dương Kiều (22 tuổi, quê Bình Thuận) mời đồng đội lên nhảy Điện máy xanh, Hai con thằn lằn con. Nhìn điệu bộ hài hước của Kiều và đồng đội, những tiếng cười vang lên sảng khoái. Mới vào được vài tiếng, tân binh Lê Hải Châu Châu (20 tuổi, quê Long An) khoác tay tôi: “Vô đây cực nhưng vui lắm. Ngày nào cũng là kỷ niệm...”.

 

 Bữa ăn diễn ra rất nhanh, các tân binh không nói chuyện riêng, tập trung ăn hết suất ăn của mình
Bữa ăn diễn ra rất nhanh, các tân binh không nói chuyện riêng, tập trung ăn hết suất ăn của mình


Lần đầu xới đất trồng rau

4 giờ chiều, giờ học kết thúc. Tân binh lập tức về phòng ở lấy cuốc, xẻng để di chuyển ra khu đất trồng rau.

Mỗi tân binh có một cuốc (hoặc xẻng) cá nhân đã dán tên từng người. Lúc đi tăng gia, cuốc, xẻng làm nhiệm vụ dùng để xới đất. Lúc ra thao trường, cuốc xẻng được đeo sau lưng tân binh để thực hành những tình huống như đào hầm, công sự chiến đấu...

Đây là buổi tăng gia đầu tiên của nữ tân binh. Hàng chục luống đất khô, chai cứng sót lại vài gốc cải lơ phơ phải được xới tơi xốp trong chiều nay. “Hôm nay các đồng chí xới đất ở đây. Các đồng chí tập trung làm việc để xong sớm” - các tiểu đội trưởng vừa nói vừa phân công khu vực cho tân binh từng tiểu đội của mình.

Ban đầu còn đùa giỡn, cười khúc khích nhưng sau nửa tiếng, mọi người bắt đầu thấm mệt. Nắng vẫn gắt, mồ hôi bắt đầu ướt lưng áo. Xẻng, cuốc cá nhân có tay cầm chỉ 60cm nên tân binh bị đau lưng khi sử dụng. Ngô Huyền Anh Thư (TP. Hồ Chí Minh) xòe đôi bàn tay đã đỏ ửng, bảo: “Lần đầu em biết xới trồng rau luôn đó! Không quen nên rát tay lắm”.

Nhiều cô gái cũng tâm sự đây là lần đầu làm “nông dân” nên thấy khá mệt. Mệt nhưng vui. Đang xới đất, nhóm của tân binh Mãnh Khương hét ầm lên vì... bắt được dế. Chiếc chai rỗng để đầu bờ lập tức được mang tới.

Sau khi nhốt chú dế vào đó, tất cả vội vàng trở về làm việc. Khi tôi thắc mắc, các cô gái đáp tỉnh bơ: “Tối tụi em cho nó (dế) đá nhau đó chị. Vui lắm”.

Sau khoảng một giờ, gần chục luống đất đã xới xong.

 

Một nữ tân binh
Một nữ tân binh


Bữa ăn chớp nhoáng

17 giờ 30 phút, tiếng còi “hoét hoét” vang lên. Chúng tôi vội vàng chạy xuống sân tay cầm theo chén, đũa của mình.

Tân binh nào ở lầu 1, 2 thì đỡ vất vả. Ai ở lầu 3, 4, 5 đang đói bụng leo bộ lên đến nơi mặt mày xanh lét, còi thổi phải hộc tốc từ lầu 5 chạy xuống cũng bở hơi tai. Lề mề là bị nhắc nhở ngay, do đó dù chưa có còi tập hợp đi ăn cơm thì các cô gái đã ngồi sẵn dưới sân. Chỉ đến lúc nào cả ba trung đội đủ quân số, hàng lối ngay ngắn thì đại đội mới di chuyển đến nhà ăn.

Nhà ăn cách nơi ở của tân binh khá xa. Đứng cuối hàng, khi tiếng hô đi đều bước vang lên, tôi cố gắng bước theo đồng đội sao cho đúng nhịp. Đi sau cùng là các tiểu đội trưởng, đi bên cạnh là trung đội trưởng, trung đội phó... Ai đi chậm, cười đùa, không nghiêm túc là bị nhắc nhở ngay.

Tới nhà ăn, mọi người nối thành một hàng để vào nhà ăn. Bên trong, bàn ăn được chia thành ba dãy (theo ba trung đội). Trên bàn bày sẵn sáu khay thức ăn, đựng thịt kho, rau luộc và nước mắm ớt. Giữa bàn là thố cơm, một thố canh và một đĩa cá chiên.

Mọi người nhanh chóng ngồi vào bàn, tự động lấy cơm và... cắm cúi ăn. Khi tôi mới ăn được nửa chén cơm thì mọi người đã lấy cơm lần hai. Tôi chưa ăn hết chén cơm thì có tân binh đã đứng lên. Nhiều tân binh dù mới ăn một chén cũng vội vàng đứng lên cầm chén đi rửa. Tôi vội vàng chan canh vào để nuốt, cố ăn nhanh để đứng lên. Khi ra đến cửa, mọi người đã đứng đợi sẵn theo từng trung đội.

Một bữa cơm chưa đầy 15 phút! Ăn xong, tất cả tự rửa chén đũa của mình rồi vào xếp hàng, điểm quân số trước khi hành quân về phòng.

 

Theo Tuoitre

Tốt nghiệp trung cấp trở lên

Năm nay, Bộ Quốc phòng có chỉ tiêu tuyển nữ nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Các nữ chiến sĩ nhập ngũ yêu cầu có trình độ tốt nghiệp trung cấp trở lên, phải trải qua quá trình tuyển chọn gắt gao về sức khỏe cũng như ngoại hình.

Thời gian quân ngũ cũng kéo dài hai năm như nam.

Theo thượng úy Nguyễn Trung Hiếu - phó đại đội trưởng đại đội bộ binh 1 Trường Quân sự Quân khu 7, trong ba tháng quân trường, các tân binh sẽ được học các nội dung: điều lệnh quản lý bộ đội, điều lệnh đội ngũ, huấn luyện thể lực, kỹ thuật chiến đấu bộ binh.

Sau ba tháng, các nữ chiến sĩ sẽ được phân về huấn luyện trực tiếp tại các đơn vị (Quân khu 7, Quân khu 9, Quân chủng hải quân, Binh chủng đặc công…)



--------------------
Bữa ăn sáng hôm sau cũng diễn ra "thần tốc" để chắc bụng. Sau đó là một ngày vất vả.

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.