Ngành Giáo dục Gia Lai triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai Lê Duy Định vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn ngành năm 2023.

Theo đó, những nội dung trọng tâm cần tuyên truyền, phổ biến là các văn bản pháp luật mới ban hành; các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; giải pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc của hệ thống pháp luật; đẩy mạnh truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; những nội dung khác theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên và theo tình hình thực tế…

Giáo viên có thể tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh khi giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh: Mộc Trà
Giáo viên có thể tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh khi giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh: Mộc Trà

Các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm sự thống nhất, kết nối, lồng ghép các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Hình thức, nội dung phải phong phú, phù hợp nhằm nâng cao sự thu hút và tính hiệu quả của hoạt động.

Toàn ngành cần đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua dạy học chính khóa như: tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật vào kế hoạch dạy học bộ môn của các môn học có ưu thế như: Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, hoạt động ngoại khóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cuộc họp cơ quan, chào cờ đầu tuần, các tiết sinh hoạt cuối tuần… Đồng thời, thông qua việc khai thác tủ sách pháp luật, lồng ghép trong sinh hoạt văn hóa-văn nghệ, pa nô, áp phích, khẩu hiệu… để truyền tải các quy định của pháp luật và nâng cao ý thức tự giác học tập, chấp hành pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các mô hình trực quan, tình huống pháp lý thực tiễn trong giảng dạy; chú trọng giáo dục kỹ năng thực hành, phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người học.

Các đơn vị thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan lên cổng/trang thông tin điện tử của mình; phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên môi trường mạng Internet; triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 và tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật do các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức; tiếp tục duy trì và phát huy vai trò của Tủ sách pháp luật trong các cơ quan, đơn vị và cơ sở giáo dục; huy động các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường việc tự kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục…

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.