Ngành điều lại kêu cứu về thủ tục hải quan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 25-7, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) đã có công văn gửi các bộ, ngành liên quan “kêu cứu” về việc tăng thêm chi phí và thời gian vận chuyển nguyên liệu điều thô và sản phẩm điều nhân do phát sinh những vướng mắc mới về thủ tục hải quan.
 

Phân loại nhân điều ở một công ty chế biến điều xuất khẩu ở thị xã Phước Long (Bình Phước). Ảnh: H.L
Phân loại nhân điều ở một công ty chế biến điều xuất khẩu ở thị xã Phước Long (Bình Phước). Ảnh: H.L

Theo đó, những ngày qua, hàng trăm container điều thô và điều nhân xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) hội viên của VINACAS về tới cảng ở TP Hồ Chí Minh đã buộc phải lưu kho bãi chờ thông quan. Nguyên nhân là do ngành hải quan áp dụng những quy định mới về khai báo hải quan theo Công văn số 4828/TCHQ-GSQL ngày 27-6-2017 và Công văn số 4824/TCHQ-GSQL ngày 20-7-20 17 của Tổng Cục Hải quan về việc thực hiện Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg ngày 12-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.

Cụ thể, thay vì được phép làm thủ tục khai báo hải quan và kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nơi hàng đến (một cửa) thông qua cơ quan hải quan tại TP Hồ Chí Minh với thời gian và thủ tục thông quan nhanh chóng như trước đây thi nay DN bắt buộc phải khai báo hải quan tại cơ quan hải quan của tỉnh/thành phố nơi DN đặt cơ sở sản xuất (Bình Phước, Đồng Nai, Long An…). Quy định mới này đã gây phát sinh thêm một cửa thứ hai vì việc kiểm dịch thực vật vẫn phải bắt buộc thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh; tuy nhiên, Cơ quan Kiểm dịch Thực vật Vùng II không thể lấy mẫu kiểm dịch ngay khi hàng về tới cảng ở TP. Hồ Chí Minh mà phải đợi hàng hóa đã được kiểm tra xong bởi cơ quan hải quan của tỉnh/thành phố nơi DN đặt cơ sở sản xuất thì mới tiến hành lấy mẫu kiểm dịch. Như vậy, một lô hàng sẽ phải được vận chuyển từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh/thành phố có liên quan (để thông quan) và từ các tỉnh/thành phố đó kéo về lại TP. Hồ Chí Minh để kiểm dịch, sau đó mới quay về lại các tỉnh/thành phố để nhập kho và đưa vào sản xuất. Việc này sẽ gây kéo dài thời gian và phát sinh thêm chi phí liên quan cho DN và xã hội (chi phí lưu thông, lưu kho bãi, thời gian xếp dỡ, tiến độ sản xuất, giao hàng…).

Căn cứ điều kiện thực tế của ngành điều, với lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu lớn và vòng quay sản xuất, chế biến nhanh, VINACAS kiến nghị các bộ, ngành liên quan cho phép DN ngành điều được linh hoạt lựa chọn khai báo hải quan tại cơ quan hải quan ở TP Hồ Chí Minh hoặc ở các tỉnh/thành phố nơi DN đặt cơ sở sản xuất, phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu của DN.

Hoàng Liêm

Có thể bạn quan tâm

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp hành trình khẳng định vị thế dẫn đầu

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Hành trình khẳng định vị thế dẫn đầu

(GLO)- Trải qua hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong ngành cà phê Việt Nam, vươn lên trở thành biểu tượng của sự bền vững, chất lượng và uy tín. Những nỗ lực không ngừng đã đưa Vĩnh Hiệp chạm đến những cột mốc ấn tượng trong năm 2024.

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

(GLO)- Năm 2024, cà phê tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai với sản lượng 210.000 tấn, kim ngạch đạt 620 triệu USD, tăng 26,53% so với năm trước và thị trường xuất khẩu được mở rộng ra 50 quốc gia.

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Vườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai

E-magazineVườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai

(GLO)- Dù mới triển khai nhưng mô hình trồng nho hữu cơ kết hợp tham quan của anh Võ Hoàn Hảo (thôn Hưng Bình-Tân Hợp, xã Ia Yok, huyện Ia Grai) cho thấy nhiều triển vọng. Cuối năm 2024, nho đỏ không hạt Xgreen của anh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đây cũng là vườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai.

Tập đoàn Novaland thua lỗ kỷ lục

Tập đoàn Novaland thua lỗ kỷ lục

Năm 2024, Novaland lỗ kỷ lục hơn 6.412 tỷ đồng. Novaland cho biết, khoản lỗ trên phần lớn do trích lập dự phòng ở kỳ báo cáo bán niên theo quan điểm riêng của đơn vị kiểm toán liên quan đến tiền thuê, sử dụng đất phải nộp tính theo phương án giá đất năm 2017 của dự án Lakeview City.