"Ngã ngửa" với các điểm thăm quan… Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mới đây, UNESCO vừa công nhận Công viên địa chất Đắk Nông là Công viên địa chất toàn cầu. Tuy nhiên, một số người dân, du khách phải “ngã ngữa”, thậm chí bức xúc khi đến thăm quan những điểm du lịch trong tuyến du lịch của hệ thống Công viên địa chất toàn cầu.
Du khách
Du khách "ngã ngửa" với điểm thăm quan mỏ Cao Lanh ở xã Đắk Ha. ẢNH: BẢO LÂM
Điểm thăm quan mỏ cao lanh vừa nằm bên trại heo hôi thối vừa thiếu sự sáng tạo. ẢNH: BẢO LÂM
Điểm thăm quan mỏ cao lanh vừa nằm bên trại heo hôi thối vừa thiếu sự sáng tạo. ẢNH: BẢO LÂM

Tháng 7.2020, Ủy ban Chương trình và Quan hệ quốc tế của Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 209 đã thông qua Quyết định công nhận Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông là Công viên địa chất toàn cầu. Với sự công nhận này, CVĐC Đắk Nông trở thành CVĐC toàn cầu thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Giang và Cao Bằng. Tuy nhiên, nhiều điểm đến, thuộc các tuyến du lịch mà tỉnh Đắk Nông xây dựng đã tạo ra sự bất bình của dư luận.

Đơn cử như điểm số 5 là điểm thăm quan mỏ cao lanh, nằm trên địa bàn xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Điểm đến này cách trung tâm thành phố Gia Nghĩa khoảng hơn 20km với nhiều đoạn đường đất đã xuống cấp chạy ngang qua rẫy vườn, thậm chí trại chăn nuôi của người dân.
Điểm thăm quan mỏ cao lanh nhếch nhác, toàn rác thải sinh hoạt của người dân. ẢNH: BẢO LÂM
Điểm thăm quan mỏ cao lanh nhếch nhác, toàn rác thải sinh hoạt của người dân. ẢNH: BẢO LÂM
Nhiều khách tham quan tỏ ra bức xúc khi ghé thăm điểm đến này. Ông Trần Văn Chính, một du khách đến thăm quan điểm mỏ cao lanh cho biết: “Vừa bước ra khỏi cánh cửa ô tô chúng tôi đã phải bịt mũi vì mùi hôi thối nồng nặc bốc ra từ trang trại chăn nuôi heo nằm ngay trước điểm thăm quan. Nhưng do mất công đi xa hàng chục km nên tôi và gia đình miễn cưỡng chấp nhận mùi hôi thôi để xem điểm thăm quan này có gì đặc biệt. Chưa hết bức xúc, cả gia đình tôi còn "ngã ngửa" khi đó chỉ là một bức tường vừa mới xây dựng nhưng thiếu sự sáng tạo, thậm chí còn mang tính chộp giật. Trên bức tường rộng khoảng khoảng 5m2 dán đầy chén, bát mới tinh. Điều đang nói, phần lớn các loại chén bát đều ghi giống chữ Trung Quốc. Mất công đi xa để khám phá nhưng gia đình tôi chỉ nhận được sự bực tức trong người".
Nhiều vật dụng được trang trí tại điểm thăm quan mỏ cao lanh có xuất xứ từ Trung Quốc? ẢNH: BẢO LÂM
Nhiều vật dụng được trang trí tại điểm thăm quan mỏ cao lanh có xuất xứ từ Trung Quốc? ẢNH: BẢO LÂM
Trao đổi về vấn đề này, một lãnh đạo xã Đắk Ha thừa nhận, điểm thăm quan này được xây dựng sau khi Trại chăn nuôi heo quy mô lớn ở địa phương đi vào hoạt động trước đó rất lâu. Thời gian qua, điểm thăm quan này đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chình vì để ô nhiễm môi trường.
Tại điểm số 34 là nhà trưng bày gỗ hóa thạch, nằm trên địa bàn xã Đắk R’Moan, TP. Gia Nghĩa cũng hết sức nhếch nhác, luộm thuộm. Điểm thăm quan gỗ hóa thạch nằm ngay trên đường tránh thành phố Gia Nghĩa, hàng ngày mật độ người qua lại khu vực này rất nhiều. Thế nhưng, ngay trước điểm thăm quan không được quyét dọn, bụi bặm, rác thải... vây quanh. Mặc dù là điểm trưng bày gỗ hóa thạch nhưng bên trong… không hề có gỗ hóa thạch như tên gọi của điểm này. Xung quanh điểm thăm quan này còn xảy ra tình trạng người dân rậm rộ phá vỡ cảnh quan, san ủi mặt bằng trái phép.
Điểm thăm quan gỗ hóa thạch nhếch nhác, không có bất kỳ vật dụng nào bên trong. ẢNH: BẢO LÂM
Điểm thăm quan gỗ hóa thạch nhếch nhác, không có bất kỳ vật dụng nào bên trong. ẢNH: BẢO LÂM
Nhiều người dân địa phương cho biết, điểm đến này đã lâu không được sử dụng, luôn trong tình trạng “cửa đóng then cài”. Một số khách đến tham quan, muốn tìm hiểu không gian trưng bày cũng không biết liên hệ ai mở cửa để vào. Khi nhìn qua tấm kính thấy không có vật dụng gì bên trong nên nhiều khách du lịch đã lắc đầu "ngao ngán" bỏ đi.
Tương tự, dù được đầu tư hàng tỷ đồng vào xây dựng nhưng Công viên vui chơi giải trí Liêng Nung, một trong 44 điểm du lịch thuộc Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông cũng đã hư hỏng, xuống cấp nhiều hạng mục. Riêng khu nhà truyền thống của người Mạ đã mục nát, đổ sập sau một thời gian ngắn. Công trình đường giao thông phục vụ xuống thác trị giá gần 27 tỷ đồng cũng bị sạt trượt, không còn khả năng sử dụng.
Nhà truyền thống của người Mạ tại khu du lịch thác Liêng Nung bị sập đổ nhưng không được khắc phục. ẢNH: BẢO LÂM
Nhà truyền thống của người Mạ tại khu du lịch thác Liêng Nung bị sập đổ nhưng không được khắc phục. ẢNH: BẢO LÂM
Theo UBND xã Đắk Nia, do xây dựng bằng những vật liệu tự nhiên nên những căn nhà truyền thống bị hư hỏng sau một thời gian ngắn sử dụng. Đến nay, phần lớn đã đổ sập, không thể khôi phục.
Chia sẻ về vấn đề này, một lãnh đạo Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông thừa nhận, điểm số 5- mỏ Cao Lanh được xây dựng để phục vụ đoàn chuyên gia nước ngoài đến thẩm định. Hiện nay, ban đã quyết định bỏ bức tường này. Tuy nhiên, “do xây dựng bằng tiền ngân sách, mới xây dựng được một năm nên chưa thể bỏ ngay được”.
Đối với công trình Nhà trưng bày gỗ hóa thạch, vị lãnh đạo này cho biết đang xin ý kiến của UBND thành phố và tỉnh để đầu tư xây dựng khang trang hơn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quyết định đầu tư.
Theo BẢO LÂM (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.