Nga chặn ứng dụng WeChat của Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Giới chức Moscow vừa thêm ứng dụng nhắn tin WeChat vào danh sách cấm, theo hãng thông tấn TASS.

 

 


Hãng thông tấn TASS cho hay ứng dụng trên bị chặn vì vi phạm luật yêu cầu các công ty phân phối thông tin trực tuyến để đăng ký với cơ quan thẩm quyền ở Nga. WeChat là dịch vụ được hãng Tencent quản lý, có khoảng 900 triệu người dùng có hoạt động hàng tháng. Đa phần người dùng WeChat ở Trung Quốc.

Hôm nay 8.5, Tencent cho biết họ đang trong quá trình thảo luận với giới chức có thẩm quyền ở Nga. WeChat đã vào "danh sách đen" từ cuối tuần trước. Theo phân tích của viện chính sách New America ở Washington (Mỹ), chính quyền Nga ngày càng xem internet là mối đe dọa chính trị nghiêm trọng. Họ dần nỗ lực sao chép mô hình kiểm soát internet của Đại lục.

Năm ngoái, kiến trúc sư của hệ thống kiểm duyệt trực tuyến lớn ở Trung Quốc, hay còn gọi là Great Firewall, được mời đến phát biểu tại một diễn đàn về an ninh mạng ở Mosco. Năm 2015, Nga thông qua luật yêu cầu các doanh nghiệp trữ dữ liệu về công dân Nga trong nước này. Luật này dường như tương tự với luật ở Trung Quốc, vốn ngăn chặn việc dữ liệu được thu thập ở Trung Quốc “xuất ngoại”.

Với WeChat, ứng dụng này không lạ gì chuyện bị kiểm duyệt. Tại Nga, WeChat là ứng dụng mới nhất vào danh sách bị cấm. Tuần trước, giới chức Nga chặn ứng dụng nhắn tin Line, Blackberry và Imo. Tháng 11.2016, Nga cấm LinkedIn, mạng xã hội của Microsoft.

Line, một trong các ứng dụng nhắn tin lớn nhất Nhật Bản, cho biết họ đang kiểm tra tình hình. Đại diện đơn vị sở hữu ứng dụng này cho hay họ cam kết bảo vệ quyền riêng tư của người dùng theo luật pháp Nhật.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt quan điểm, định hướng, phát huy tinh thần “1 mục tiêu”, “2 trụ cột”, “3 đột phá”, “4 không”, “5 đẩy mạnh, tăng cường” nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn.