Năm Tý nói chuyện Chuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Kể về cái sự làm khổ con người thì các loài vật như rắn rết, hùm beo, chó sói, thậm chí đến cả chim, cá cũng đều từng bị quy án trước khi được khoa học minh oan. Hẩm hiu nhất phải kể đến chú… ruồi. Mãi đến khi bước sang thế kỷ XXI, loài ruồi mới được các khoa học gia “phục hồi danh dự” bằng dăm công trình khoa học về sự cần thiết đến mức không thể thiếu của chúng để cho sinh thái cân bằng.
Thế nhưng giống chuột thì chưa. Ngoại trừ chuột bạch được dùng nghiên cứu y học hay nuôi làm cảnh ra, họ hàng nhà chuột vẫn còn bị con người ghét, rất ghét! Căn nguyên của sự ghét bỏ ấy bắt nguồn từ 2 “tội trạng” chính: ăn và phá. Phải, họ hàng nhà chuột ăn tranh nguồn lương thực chính nuôi sống con người một cách khủng khiếp: 20 đến 30% tổng sản lượng lương thực toàn thế giới hàng năm được thống kê là đã chui vào bụng… chuột. Chưa hết, chuột còn gặm nhấm, cắn phá mọi vật dụng trong nhà. Hầu như chất liệu gì chuột cũng có thể gặm được, chỉ trừ kim loại hoặc… bê tông! Đáng sợ hơn, dòng giống chuột còn là thủ phạm lây lan một căn bệnh vô cùng ghê gớm: Dịch hạch! Chừng ấy “án tích”, đương nhiên đã là quá đủ để con người đặt chuột ra ngoài vòng pháp luật mà xử trí thẳng tay, không chút ngại ngần.
 Đám cưới chuột (tranh dân gian Đông Hồ).
Đám cưới chuột (tranh dân gian Đông Hồ).
Thế nhưng, lũ chuột cũng không vừa. Vỏ quít dày có móng tay nhọn. Con người dùng không biết bao nhiêu kế sách để diệt chuột mà vẫn không thắng nổi một đối sách duy nhất của chúng: Đẻ! Phải, chưa có một loài động vật (máu nóng) nào mà khả năng sinh đẻ lại khủng khiếp như chuột. Khoa học đã tính toán: Trong điều kiện sống lý tưởng, mỗi năm một cặp vợ chồng chuột có thể sản sinh số hậu duệ lên đến… 2.000 con! Tất nhiên, từ lý thuyết đến thực tế bao giờ cũng còn một khoảng cách xa xa. Thế nhưng, chỉ cần kết quả tính toán chính xác đến… 50% thôi cũng đã đủ khiến ta rợn người.
May, tự nhiên đã an bài để cho cái đại họa (trên lý thuyết) kia không biến thành thực tế. Có sinh có diệt. Thuở con người còn chưa đủ khả năng thống trị Trái đất, loài chuột cũng đã phải chạm trán cùng vô số khắc tinh: mèo, cáo, rắn, cú, chim ưng... Chúng hầu như đều nhờ chuột làm nguồn sống chính. Hệ động vật ăn chuột nhiều về số lượng và phong phú về chủng loại đến thế; chả trách lũ chuột phải đẻ nhiều, đẻ nhanh! Muốn đẻ nhiều thì phải ăn tạp, ăn nhiều và một trong những “công cụ” cực kỳ nền tảng để tăng cường khả năng ăn uống là… bộ răng! Hàm răng chuột có cái đặc tính kỳ lạ là liên tục mọc dài ra. Đặc tính ấy giúp răng chuột lúc nào cũng nhọn, sắc. Vì vậy, chúng có quyền ăn uống vô tội vạ cả ngày lẫn đêm mà không sợ bị… mòn răng. Thế nhưng, cái bất tiện là khi đã no (hoặc không có gì ăn) chúng vẫn phải tìm thứ để gặm nhấm. Hành vi “phá phách” (không cố tình) ấy là do nhu cầu chúng phải mài răng cho mòn bớt; nếu không, răng mọc dài quá sẽ chống vào hàm.
Giờ bình tĩnh mà xét suy tận gốc của vấn đề, ta chợt nhận ra rằng: Loài người quả hơi có bất công khi ghét bỏ loài chuột đến thế. Ờ, thì cũng có ăn, có phá; nhưng chúng ăn phá là để có cái mà nuôi loài khác. Nói cách khác, “công quả” của chuột trong việc duy trì tính đa dạng, phong phú của hệ sinh thái cũng không phải là nhỏ. Thử hình dung đến ngày thế giới hoàn toàn vắng bóng lũ chuột, ta có thể dễ dàng nhận ra ngay cái tai họa tất yếu: Hàng loạt sinh vật sống nhờ vào chuột đương nhiên cũng… vắng bóng theo! Nếu thế thì nhân loại thiệt thòi to. Chưa kể chuyện xáo trộn trật tự thiên nhiên kia không biết sẽ còn đưa đến cái họa gì.
Chắc chắn sẽ có người bảo: Ừ, đúng, có ích; nhưng đó là xưa kia. Không sai, loài chuột ngày nay đang gây họa bởi nạn “thử mãn”, sinh đẻ tràn lan. Nhưng, nghĩ kỹ một chút, ta sẽ nhận ra: Đầu đuôi cơ sự này không thể… đổ thừa cho chuột bởi trách nhiệm là tại ta. Các “khắc tinh” của loài chuột đã và đang bị con người săn đuổi khiến số lượng ngày càng ít đi. Thậm chí, có loài hầu như tuyệt chủng! “Dân số” chuột không được kiềm chế đương nhiên dẫn đến… bùng nổ khiến con người đau đầu nhức óc. Rành rành đây là chuyện “tiên trách kỉ hậu trách… chuột”. Thế nhưng, trời sinh loài người vốn tính hay quên lắm. Sai phạm của chuột thì ta cứ nhớ như in, còn của ta thì…
Y NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.