Năm thứ hai lễ hội đền Hùng không tổ chức phần hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Lễ hội đền Hùng năm Tân Sửu 2021 dự kiến sẽ chỉ tổ chức các nội dung phần lễ mà không tổ chức phần hội, theo dự thảo Kế hoạch tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương của UBND tỉnh Phú Thọ.

Đây cũng sẽ là năm thứ hai Lễ hội đền Hùng không tổ chức phần hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cụ thể, phần lễ sẽ được tổ chức vào ngày 17.4 và 21.4, tức ngày 6 và 10.3 âm lịch, với các hoạt động lễ giỗ Quốc tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ mẫu Âu Cơ (17.4), lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng và lễ dâng hoa tại bức phù điêu Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong diễn ra ngày 21.4. Từ nay đến khi tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương, nếu xuất hiện ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, sẽ có điều chỉnh cho phù hợp.

Lễ hội đền Hùng gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Tín ngưỡng này đã được UNESCO ghi danh vào danh sách  Di sản văn hóa phi vật thể đại diện hồi 2012. Sinh thời, cố GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, cho rằng thờ cúng quốc tổ Hùng Vương sinh ra do nhu cầu xây dựng nhà nước độc lập, dựa trên nền tảng của tục thờ cúng tổ tiên đã có. Khi đất nước chúng ta thoát khỏi phong kiến Trung Hoa, từ thời Lý - Trần, đặc biệt là từ thời Lê trở đi, tiền nhân ý thức rất rõ việc phải xây dựng kết cấu dân tộc để tạo nên sức mạnh.

 

Theo TRINH NGUYỄN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.