Năm 2023 Gia Lai phấn đấu doanh thu du lịch đạt 700 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch phát triển du lịch năm 2023 với mục tiêu doanh thu đạt 700 tỷ đồng.

Theo đó, tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư du lịch, thu hút nhà đầu tư vào các dự án khu, điểm du lịch; hoàn thiện, nâng cấp các điểm du lịch đang khai thác, hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch; nâng cao chất lượng tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch của địa phương; tập trung phát triển du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; chú trọng quảng bá và nâng cao nhận thức về công tác du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

Núi Chư Tao Yang (làng Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) gắn với huyền tích các vị vua lửa là điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Trần Đức

Núi Chư Tao Yang (làng Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) gắn với huyền tích các vị vua lửa là điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Trần Đức

Mục tiêu cụ thể, tổng lượng khách du lịch đến tỉnh dự kiến đạt 1,1 triệu lượt, tăng 16% so với năm 2022; trong đó, khách quốc tế đạt 4.000 lượt, khách nội địa 1.096.000 lượt. Doanh thu du lịch dự kiến đạt 700 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2022.

Kế hoạch đặt ra các nhóm nhiệm vụ để triển khai thực hiện như: tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, kết nối tới các thị trường nguồn và các điểm du lịch; thu hút đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch có chất lượng, giá trị trải nghiệm cao, chú trọng sản phẩm "rừng-biển"; duy trì nâng cấp quy mô các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao thường xuyên nhằm thu hút khách đến tham quan, tổ chức Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh; tổ chức xúc tiến quảng bá du lịch như hội nghị xúc tiến du lịch tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên...; tăng cường hiệu quả hợp tác, liên kết phát triển du lịch; gắn kết các cụm, khu du lịch, kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch trong nước và khu vực tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam; ứng dụng công nghệ trong du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch là đầu mối chủ trì thực hiện kế hoạch, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các địa phương, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ đề ra của kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng quý, năm; tổ chức sơ kết, tổng kết nhiệm vụ. Các sở, ngành, đơn vị liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch này.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Mô hình “Cà phê cảnh quan” ở xã Đak Krong, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.T

“Cà phê cảnh quan”: Đa lợi ích

(GLO)- Cà phê cảnh quan là mô hình trồng cà phê xen canh với các cây trồng khác để tạo cảnh quan sinh thái, giúp mang lại giá trị cao cho cây cà phê, có thể phát triển du lịch.