Mỹ xây dựng siêu máy tính Doudna để thúc đẩy nghiên cứu AI và gene học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Doudna không chỉ nhằm giải quyết các bài toán AI phức tạp, mà còn phục vụ các nghiên cứu đòi hỏi sức mạnh tính toán khổng lồ, đặc biệt trong lĩnh vực genomics - nghiên cứu bộ gene người và sinh vật.

Siêu máy tính Doudna. (Nguồn: Grok)
Siêu máy tính Doudna. (Nguồn: Grok)

Trong một nỗ lực thúc đẩy cả công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) lẫn khám phá khoa học, Bộ Năng lượng Mỹ đã xây dựng một siêu máy tính mới mang tên “Doudna,” được đặt theo tên nữ giáo sư đoạt giải Nobel Hóa học 2020 - bà Jennifer Doudna, người nổi tiếng với công trình chỉnh sửa gene CRISPR.

Thông báo chính thức trên được công bố ngày 29/5 tại Đại học California ở Berkeley - nơi siêu máy tính trên tọa lạc trong khuôn viên của Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley, trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright, Giám đốc điều hành (CEO) công ty Nvidia Jensen Huang, cùng các lãnh đạo của Dell Technologies - đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống.

Ông Dion Harris - đại diện bộ phận AI và siêu máy tính của Nvidia - cho biết: “Một trong những ứng dụng chính của Doudna sẽ là nghiên cứu gene học. Tên gọi của siêu máy tính này là sự tri ân đối với những đóng góp vượt bậc của bà Doudna trong lĩnh vực sinh học phân tử.”

Doudna sẽ là siêu máy tính tiếp theo được đưa vào hoạt động tại Trung tâm Tính toán Khoa học Năng lượng quốc gia (NERSC) thuộc Phòng thí nghiệm Berkeley - nơi từng vận hành các siêu máy tính nổi tiếng như Perlmutter (được đặt theo tên nhà vật lý đoạt Nobel Saul Perlmutter) và Cori (được đặt theo tên nhà hóa sinh Gerty Cori).

Mặc dù chưa rõ thứ hạng cụ thể của Doudna trên bảng xếp hạng TOP500 những siêu máy tính mạnh nhất thế giới, nhưng giới chuyên gia kỳ vọng đây sẽ là một trong những hệ thống mạnh nhất phục vụ nghiên cứu khoa học và AI khi chính thức đi vào hoạt động vào năm tới.

Siêu máy tính Doudna không chỉ nhằm giải quyết các bài toán AI phức tạp, mà còn phục vụ các nghiên cứu đòi hỏi sức mạnh tính toán khổng lồ, đặc biệt trong lĩnh vực genomics - nghiên cứu bộ gene người và sinh vật.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh công nghệ CRISPR do nhà hóa sinh Jennifer Doudna đồng phát minh đang mở ra kỷ nguyên mới cho y học, cho phép các nhà khoa học chỉnh sửa ADN để điều trị nhiều căn bệnh nan y.

Doudna sẽ gia nhập đội ngũ những siêu máy tính hàng đầu đang hoạt động tại các phòng thí nghiệm quốc gia của Mỹ. Hiện tại, dẫn đầu bảng xếp hạng TOP500 là El Capitan - siêu máy tính đặt tại Phòng thí nghiệm Lawrence Livermore (gần Berkeley), tiếp đó là các hệ thống tại Tennessee và Illinois.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null