Mỹ thử nghiệm tàu sân bay "tàng hình" đắt nhất lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tàu chiến đắt nhất nước Mỹ có thể “né” được sự phát hiện của hầu hết các loại radar hiện có.

Tàu sân bay USS Gerald Ford đắt nhất lịch sử Mỹ.
Tàu sân bay USS Gerald Ford đắt nhất lịch sử Mỹ.


Tàu chiến đắt nhất lịch sử Mỹ chính thức được thử nghiệm lần đầu tiên ở vùng biển ngoài khơi bang Virginia hôm 8.4, theo Daily Mail. Tàu USS Gerald R.Ford ra biển nhằm thử nghiệm các tính năng vũ khí ưu việt trên khoang.

Tàu sân bay USS Gerald Ford được đóng với chi phí gần 13 tỷ USD đã rời nhà máy Huntington Ingalls sau hơn một năm trì hoãn vì chi phí tăng cao. Tàu bắt đầu đóng từ năm 2009, dự kiến hoàn thành năm 2015 và có giá khoảng 10,5 tỷ USD. Tuy nhiên, quá trình phát sinh nhiều vấn đề khiến việc đóng tàu bị kéo dãn thời gian hơn 2 năm.

Hệ thống đáp máy bay và nhiên liệu của tàu USS Gerald Ford gặp trục trặc và tới nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Hiện tại, các kỹ sư đang chạy thử hàng không mẫu hạm này trước khi các chuyên gia trong quân đội Mỹ kiểm nghiệm.


 

Tàu dài hơn 300 mét...
Tàu dài hơn 300 mét...



Để đóng được tàu USS Gerald Ford, hơn 5.000 nhân công đã phải làm việc ngày đêm trong 8 năm qua. Đây là dự án tàu chiến đắt đỏ nhất của Mỹ. Tàu sân bay này nặng tới 100.000 tấn, tương đương 400 tượng Nữ thần Tự do.

Tàu USS Gerald Ford có khoang rộng 5 mẫu Anh (khoảng 20.000 m2), chứa được 4.660 thủy thủ và 75 máy bay các loại. Tàu được thiết kế hoàn toàn bằng công nghệ máy tính 3D. Siêu hàng không mẫu hạm có thể di chuyển với vận tốc tối đa 56 km/giờ và số dây điện bên trong khoang có tổng chiều dài hơn 3.000 km.

Tàu sân bay đắt nhất của Hải quân Mỹ dài hơn 300 mét và có thể thực hiện 220 cuộc không kích mỗi ngày. Tàu có khả năng “tàng hình” trước hầu hết các loại radar hiện có.

 

...và nặng gần 100.000 tấn.
...và nặng gần 100.000 tấn.



Hiện có hai tàu khu trục khác cũng thuộc lớp Ford là tàu USS John F.Kennedy và tàu USS Enterprise dự kiến gia nhập biên chế Hải quân Mỹ vào năm 2020 và 2025. Số tiền cần để đóng 3 tàu này là khoảng 43 tỷ USD.
 

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.