Mưu sinh nơi đồng bãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mùa nắng ở Kông Chro mọi thứ đều khô cháy. Tuy vậy, đây lại là thời điểm người dân có thể mưu sinh nhờ nhặt phân bò khô.

Một buổi trưa nắng chói chang, tại cánh đồng làng Nghe Nhỏ (thị trấn Kông Chro), vừa bỏ phân bò vào bao, chị Đinh Hiên (xã Ya Ma) cười tươi khoe: “Có ngày ít, đi hoài chẳng thấy gì, còn ngày nhiều có thể nhặt được vài bao phân khô, bán được khoảng 100 ngàn đồng. Số tiền này, gia đình mình đủ tiền mua gạo ăn được một tuần”. Theo chị Hiên, nhiều năm qua cứ đến mùa khô, chị và 3 đứa con lớn lại đi nhặt phân bò ở các cánh đồng.

 

Anh Lò Văn Chinh (đứng) cùng bạn nghỉ giải lao sau mấy tiếng bốc vác phân bò. Ảnh: Đ.Y
Anh Lò Văn Chinh (đứng) cùng bạn nghỉ giải lao sau mấy tiếng bốc vác phân bò. Ảnh: Đ.Y

Theo người dân, năm nay, giá cà phê, hồ tiêu xuống thấp nên giá phân bò cũng giảm, chỉ bán được 20-25 ngàn đồng/bao, còn năm trước mỗi bao phân bò khô bán được đến 35-40 ngàn đồng. “Mùa khô, tôi và vợ đi nhặt phân bò khô, gom lại 7 ngày mới bán một lần, mỗi lần cũng được 600-700 ngàn đồng. Công việc này chỉ mất công tìm kiếm chứ chẳng cần vốn. Nếu chịu khó cũng được vài triệu đồng một tháng”-ông Đinh Gang, người dân làng Nghe Lớn, thị trấn Kông Chro nói.

Còn tại cánh đồng làng Krông Hra (xã Kông Yang),  mặc cho hơi nóng từ đất phả lên hầm hập, những người phụ nữ trong làng vẫn miệt mài tìm kiếm phân bò. “Ở làng mình, vào mùa khô ai cũng đi nhặt phân bò. Từ sáng đến giờ, mình nhặt được gần 1 bao, cố gắng mỗi ngày nhặt được 2 bao, chiều về bán cho chủ thu mua cũng được 40-50 ngàn đồng, cũng có thêm chút thu nhập”-bà Đinh Piơng khoe.

Phân bò khô dùng để bón lót cho các loại cây trồng như: cà phê, cao su, cam, bưởi...  Vì thế, nhiều nhà vườn ở tỉnh ta nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên thường xuyên tìm về Kông Chro để mua phân bò bởi ở đây có số lượng đàn bò lớn. Ông Đinh Pôn-Trưởng thôn Krông Hra (xã Kông Yang), người đứng ra thu mua phân bò của bà con trong làng rồi bán lại cho các thương lái, nói: “Tuy bán mỗi bao chỉ lãi 5 ngàn đồng nhưng cũng có việc làm thêm”. Còn với những người làm nghề bốc vác phân bò như anh Lò Văn Chinh (thôn 5, thị trấn Kông Chro) chia sẻ: “5 năm nay, tôi sống bằng nghề bốc vác phân bò thuê. Vào mùa khô, trung bình mỗi tháng thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên. So với những công việc khác tuy nặng nhọc nhưng lại thu nhập cao”.

… Mới nghe qua thì thấy mưu sinh từ việc lượm nhặt phân bò là “nghề” bạc bẽo, nhưng nhờ đó mà nhiều năm qua người dân Kông Chro có nguồn thu nhập không nhỏ, góp phần cải thiện cuộc sống, nhất là với người nghèo.

Hà Tây

Có thể bạn quan tâm

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 505/NQ-HĐND về việc sử dụng nguồn tiền sử dụng đất của dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và dữ liệu địa chính tỉnh Gia Lai chưa phân bổ để cấp cho các dự án đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất chưa được cấp.

Gìn giữ ngọn lửa ấm trong mỗi mái nhà

Gìn giữ ngọn lửa ấm trong mỗi mái nhà

Yêu thương, sẻ chia, thấu hiểu và nhường nhịn được xem là “chìa khóa” để gìn giữ hạnh phúc trong mỗi tổ ấm. Nhiều gia đình nhờ cùng nhau vun đắp yêu thương trong bình dị, chân thành đã dựng nên mái ấm đầy ắp tiếng cười, sự gắn kết và niềm tin bền chặt.
null