Mùa Vu lan online...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một mùa Vu lan đặc biệt đang đến, khi khắp nơi trên cả nước lần đầu tiên những khóa lễ Vu lan trực tuyến (online) được mở ra.
 Những bông hoa cài áo trong mùa Vu lan báo hiếu cha mẹ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Những bông hoa cài áo trong mùa Vu lan báo hiếu cha mẹ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Năm nay tình hình dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp ở một số địa phương, vì vậy Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ra văn bản yêu cầu ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố tùy tình hình thực tế ở địa phương mình mà có hình thức tổ chức lễ Vu lan phù hợp.

“Lòng thành ở cái tâm của mình biết dừng lại công việc bề bộn để báo ân cha mẹ, tổ tiên, dành những khoảnh khắc thanh tịnh nhất để tưởng nhớ, cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ.
Thượng tọa Thích Đức Thiện
Chỉ lo thiếu lòng thành
Tinh thần chung là giáo hội khuyến cáo các địa phương nên tổ chức các lễ Vu lan trực tuyến.
Đến nay một số địa phương đã bắt đầu làm các lễ Vu lan trực tuyến. Sáng 20-8, chùa Bằng (Hà Nội) đã tổ chức lễ trực tuyến đầu tiên, tiếp đó là một số chùa ở các tỉnh cũng tiếp tục thực hiện. 
Chùa Hòa Phúc ở Hà Nội đưa chương trình lễ Vu lan lên fanpage, trang web của chùa để mọi người vào đăng ký cầu siêu cho cửu huyền thất tổ.
Trước việc một số người nghi ngại làm lễ trực tuyến sẽ không bày tỏ được lòng thành, thượng tọa Thích Đức Thiện - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - giải thích lòng thành kính là ở tâm mình tưởng nhớ tri ân tới cửu huyền thất tổ, chứ không phải ở chỗ sắm sửa mâm cao cỗ đầy mang lên chùa.
Theo thượng tọa, Vu lan là thời điểm ta nhớ về công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ mình bằng những việc làm thiết thực nhất. Ai còn cha mẹ thì hãy dành tình cảm yêu thương, chăm sóc cha mẹ. 
Với ai mà cha mẹ đã quá vãng cũng phải dành phút giây tưởng niệm của mình, hồi hướng công đức của mình cho tổ tiên, ông bà bằng hành động thực tế.
Nặng nề vật cúng, ào ạt phóng sinh đều sai tinh thần nhà Phật
Về chuyện lễ vật và thành tâm, thượng tọa Thích Đức Thiện nhắc mọi người Phật pháp là ở cái tâm chứ không phải lễ lớn lễ nhỏ. Với việc phóng sinh mang nhiều biến tướng, thượng tọa cũng giảng giải: phóng sinh là hành động bày tỏ lòng từ bi bằng việc cứu giúp sinh mạng của các sinh vật. 
Đây cũng là thực hành một trong năm giới của Phật giáo, xem sinh mạng của các loài vật hữu tình hay vô tình đều quý giá, cần bảo vệ.
Hiện nay một số pháp hội phóng sinh với số lượng rất lớn. Nếu phóng sinh với số lượng lớn mà tâm không thể hiện trọn lòng từ của mình thì cũng không có ý nghĩa nhiều. Giáo hội mong từ mùa Vu lan này, việc phóng sinh sẽ được người dân thực hiện thực chất và có ý nghĩa hơn.

Đại lễ Vu lan ở 3 điểm cầu
Vào 20h ngày 1-9 (14 tháng 7 âm lịch), ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tổ chức một chương trình Vu lan trực tuyến trên Truyền hình An Viên và các kênh truyền thông khác của giáo hội. Đó sẽ là đại lễ Vu lan ba miền với ba điểm cầu: chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Giác Ngộ (TP.HCM) và nghĩa trang A1, tỉnh Điện Biên.
Theo THIÊN ĐIỂU (TTO)
“Lòng thành ở cái tâm của mình biết dừng lại công việc bề bộn để báo ân cha mẹ, tổ tiên, dành những khoảnh khắc thanh tịnh nhất để tưởng nhớ, cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ.
Thượng tọa Thích Đức Thiện

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.