Múa rối Việt Nam sẽ biểu diễn tại Lễ khai mạc Đại hội Sân khấu thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thông tin từ Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam cho biết, tiết mục “Mơ rồng” của Nhà hát Múa rối Việt Nam do đạo diễn Lê Quý Dương dàn dựng đã được chọn biểu diễn tại Lễ khai mạc Đại hội Sân khấu thế giới lần thứ 36 diễn ra tại thành phố Fujairah thuộc Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất từ ngày 19 đến 25-2-2023 với chủ đề “Hội ngộ nghệ thuật biểu diễn thế giới cùng nhân loại”.

Thông Tấn xã Việt Nam đưa tin: Theo Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn Tiến Dũng-Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam, Ban chấp hành Hiệp hội Sân khấu thế giới (ITI/UNESCO) đã quyết định mời đoàn nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương tham dự và biểu diễn tiết mục “Mơ rồng” do Trung tâm ITI Việt Nam phối hợp với Nhà hát Múa rối Việt Nam sáng tạo và dàn dựng.

Mơ Rồng" thể hiện sự hiền hòa, hiếu khách và yêu hòa bình của con người Việt Nam. (Ảnh: Minh Giang)/Nguồn Báo Nhân dân điện tử

Mơ Rồng" thể hiện sự hiền hòa, hiếu khách và yêu hòa bình của con người Việt Nam. (Ảnh: Minh Giang)/Nguồn Báo Nhân dân điện tử

Tiết mục đã được Ban tổ chức lựa chọn biểu diễn trong Lễ khai mạc Đại hội Sân khấu thế giới vào tối 21-2. Đây cũng là tiết mục duy nhất đại diện cho sân khấu khu vực châu Á - Thái Bình Dương biểu diễn khai mạc cùng tiết mục của đại diện sân khấu đến từ châu Âu, châu Phi, Mỹ La-tinh, châu Đại dương và khu vực Trung Đông.

Đạo diễn Lê Quý Dương, tác giả dàn dựng tiết mục chia sẻ: "Mơ rồng” là sự kết hợp và thăng hoa của nghệ thuật trống chèo truyền thống của Nhà hát Múa rối Việt Nam do Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn Tiến Dũng đã dựng trước đó, cộng hợp nghệ thuật sân khấu hình thể với múa rồng tạo nên nghệ thuật tổng thể vừa mang bản sắc sân khấu truyền thống Việt Nam, vừa mang tính quốc tế với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, hình ảnh và phương pháp dàn dựng hiện đại.

Câu chuyện của các cô thôn nữ Việt Nam xinh đẹp duyên dáng, sinh ra giữa những xóm làng thanh bình, cần cù chịu khó trên những cánh đồng lúa nước của Việt Nam được khắc họa qua những chi tiết biểu diễn độc đáo của nghệ thuật múa rối và hình thể. Nhân vật rối chú Tễu được giới thiệu như một biểu tượng sinh động của văn hóa dân gian Việt Nam, thể hiện tâm hồn và tình cảm của người dân Việt Nam vốn hiền lành, chất phác, nhưng cũng rất thông minh và hóm hỉnh. Rồi chiến tranh bất ngờ ập đến, trong mưa bom bão đạn, con người vẫn gắn bó, cưu mang và đùm bọc nhau để vượt lên những hy sinh mất mát. Chú Tễu bị dập vùi trong lửa đạn chiến tranh đã được một cặp rồng cứu sống. Sức sống mạnh mẽ và nội lực văn hóa của ngàn năm văn hiến đã giúp chú Tễu hồi sinh và lại gióng lên từng nhịp trống chèo lúc khoan lúc nhặt, lúc réo rắt, lúc hân hoan, cho sự sống đâm chồi nảy lộc. Một cặp rồng con lại được sinh ra như biểu tượng của tình yêu, nội lực và sức sống mãnh liệt của văn hóa không bao giờ lụi tắt...

Theo đạo diễn Lê Quý Dương, màn trình diễn phát triển từ từng chi tiết cụ thể tới một nhận thức khái quát mang tính biểu tượng, gửi thông điệp hòa bình sâu sắc tới nhân loại hôm nay: Chiến tranh có thể vẫn đang diễn ra đâu đó trên trái đất, có thể hủy diệt tất cả, nhưng sự sống, tình yêu và khát vọng hòa bình hạnh phúc của nhân loại sẽ mãi mãi vẫn còn.

Từ tiết mục “Mơ rồng” lần này, một lần nữa Nhà hát Múa rối Việt Nam lại khẳng định sức sáng tạo và sự chuyên nghiệp khi có thể mở rộng ngôn ngữ diễn tả của sân khấu múa rối và âm nhạc trống chèo truyền thống để kết hợp các loại hình nghệ thuật và phương pháp dàn dựng hiện đại, qua đó tạo nên những tác phẩm mới vừa đậm đặc bản sắc văn hóa của dân tộc, nhưng cũng rất hiện đại để hòa nhập với không gian hội nhập và phát triển của nghệ thuật biểu diễn quốc tế.

Báo Nhân dân điện tử đưa tin: Tham gia chương trình là nhóm các nghệ sĩ diễn viên trẻ của nhà hát: Nghệ sĩ Ưu tú Hoàng Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Lan Hương, Cao Thị Huyền. Đặc biệt là sự đóng góp xuất sắc của nghệ sĩ trống chèo Trần Đình Quang.

Trên nền tảng của các nhịp điệu trống chèo cổ, Trần Đình Quang đã thăng hoa và sáng tạo nên những âm điệu mới cho trống chèo, đưa tiếng trống chèo của mình trở thành một nhân vật đồng hành trực tiếp và dắt dẫn toàn bộ câu chuyện.

Nghệ sĩ Trần Thành Hòa thiết kế sáng tạo hiệu ứng hình ảnh cho chương trình, kết hợp với âm nhạc và hiệu ứng âm thanh của nhạc sĩ tài năng người Australia Darin Verhagen.

Tiết mục sẽ chính thức trình diễn trước gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên và đại biểu đến từ gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Quốc gia của các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.

QUANG VĂN (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Gánh cá của mẹ

Gánh cá của mẹ

(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.

Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

Sau cơn mưa

Sau cơn mưa

(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Dòng sông tuổi thơ

Dòng sông tuổi thơ

(GLO)- Ai cũng có tuổi thơ gắn bó với quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn, nơi cuộc đời sâu nặng nghĩa tình với ông bà, cha mẹ, xóm giềng hay những gì thân thuộc nhất. Với tôi, tuổi thơ cũng từng gắn bó với dòng sông quê hương. Ấy là dòng sông Minh.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Nuôi chữ, dưỡng tâm

(GLO)- Con người có quá nhiều đam mê mà một ngày thời gian được mặc định sẵn và phải chia đều cho những việc khác nhau. Cân bằng được mọi thứ, thật chẳng dễ dàng gì. Và cuối cùng thì những gì mình cho là quan trọng nhất thường được ưu tiên. Với riêng tôi, sự ưu tiên đó là niềm vui bên con chữ.

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Mật ngọt trước hiên nhà

Mật ngọt trước hiên nhà

(GLO)- Trước hiên nhà tôi bỗng xuất hiện một tổ ong mật. Đàn ong bay lượn trong nắng mai, những đôi cánh mỏng manh khẽ rung lên, hòa cùng làn gió nhẹ, tạo nên bản nhạc du dương. Tôi lặng lẽ dõi theo, chợt cảm thấy lòng mình cũng rung lên theo nhịp điệu ấy, một sự đồng điệu vô hình.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung (bìa trái) trao bằng xếp hạng di tích cho địa phương. Ảnh: Minh Châu

Xã Phú Cần đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh và tổ chức lễ giỗ tiền hiền

(GLO)- Ngày 23-6, UBND xã Phú Cần (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh “Đền thờ tiền hiền làng Phú Cần”, kết hợp lễ giỗ tiền hiền-nghi lễ truyền thống hàng năm của địa phương ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân có công mở đất, lập làng.

null