Món nợ 4.500 tỷ đồng của nhà Cường đô la

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hầu hết các khoản vay hàng ngàn tỷ đồng này được Quốc Cường Gia Lai đảm bảo bằng các quyền sử dụng đất, tài sản cá nhân của bà chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan-mẹ Cường đô la hay thậm chí là sổ tiết kiệm của cô em gái Nguyễn Ngọc Huyền My.

 


Đem sổ tiết kiệm của mẹ, em gái cầm cố ngân hàng

Theo báo cáo tài chính công bố mới nhất của CTCP Quốc Cường Gia Lai (mã QCG), tổng tài sản của doanh nghiệp này tính đến cuối tháng 9-2016 đã tăng lên mức 8.567 tỷ đồng-tăng 7,4% so với thời điểm đầu năm.

Phần lớn trong số đó đến từ khoản vay nợ lên tới 4.569 tỷ đồng trong đó nợ ngắn hạn 3.450 tỷ và gần 1.000 tỷ đồng vay nợ ngân hàng dài hạn.

Các chủ nợ chính của công ty nhà Cường đô la (Phó Tổng Giám đốc QCG Nguyễn Quốc Cường) là các nhà băng như: Vietcombank, SCB, BIDV, Ngân hàng Phát triển Việt Nam hay Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (đối với các khoản vay bằng USD).

Hầu hết các khoản vay hàng ngàn tỷ đồng này được Quốc Cường Gia Lai đảm bảo bằng các quyền sử dụng đất, tài sản cá nhân của bà chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan-mẹ Cường đô la, thậm chí sổ tiết kiệm của em gái Quốc Cường là Nguyễn Ngọc Huyền My cũng được đem đi cầm cố cho khoản vay vốn lưu động 100 tỷ đồng.

Các dự án bất động sản đang triển khai như khu dân cư Phước Kiển, khu dân cư lô 4 khu chức năng 6B-Đô thị mới Nam TP. Hồ Chí Minh,… được dùng làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay vốn đầu tư.

Bên kia bảng cân đối kế toán, về phần tài sản, hàng tồn kho các dự án bất động sản cũng chiếm tới 72% tổng tài sản của doanh nghiệp, riêng tổng số tiền đầu tư mà QCG đổ vào dự án khu dân cư Phước Kiển kể trên đã tăng lên mức 4.128 tỷ đồng-chiếm 50% cơ cấu tổng tài sản.

 

Hàng tồn kho bất động sản chiếm 72% tổng tài sản Quốc Cường Gia Lai
Hàng tồn kho bất động sản chiếm 72% tổng tài sản Quốc Cường Gia Lai


Doanh thu tăng khủng vẫn ngậm ngùi báo lỗ

Về kết quả kinh doanh, doanh thu quý III năm 2016 của Quốc Cường Gia Lai tăng vọt từ 105,6 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái lên mức 586 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của QCG đạt 850 tỷ đồng-tăng gấp gần 4 lần năm trước tuy nhiên so với kế hoạch tham vọng được ĐHĐCĐ thông qua (đạt mức doanh thu 1.500 tỷ đồng) thì Quốc Cường Gia Lai còn cách vạch đích khá xa.

Chưa kể, ngành kinh doanh bất động sản đang khiến nhà Cường đô la ăn “trái đắng” khiến doanh nghiệp phải chấp nhận bán hàng dưới giá vốn và nhanh chóng lỗ gộp 21,2 tỷ đồng.

Các khoản chi phí liên quan như chi phí bán hàng và đặc biệt là chi phí tài chính tiếp tục tăng vọt khiến QCG phải báo lỗ hơn 5 tỷ đồng trong quý 3 năm 2016.

Nhờ có tình hình kinh doanh quý 1 và quý 2 khởi sắc khiến tổng mức lợi nhuận ghi nhận trong 3 quý đầu năm nay của Quốc Cường Gia Lai đạt 31,7 tỷ đồng- mới đạt 31,7% so với kế hoạch năm đề ra.

Điều này không có gì là bất ngờ đối với doanh nghiệp của đại gia Phố núi khi trong 4 năm trở lại đây (từ 2012-2015), chưa năm nào Công ty hoàn thành kế hoạch đề ra.

Rất có thế, với tình hình trên cộng với thị trường bất động sản vẫn còn khá trầm lắng những tháng cuối năm, việc thất hứa với cổ đông là kịch bản khó có thể tránh khỏi với Quốc Cường Gia Lai trong năm 2016.

Theo soha.vn

Tại ĐHĐCĐ năm 2016 của QCG, Chủ tịch HĐQT Công ty-bà Nguyễn Thị Như Loan đã phải đứng trước sức ép rất lớn đến từ các cổ đông.

 

Nhiều cổ đông đã đặt ra những câu hỏi chất vấn rất thẳng thắn và có phần gay gắt đối với vị Chủ tịch HĐQT về tình hình kinh doanh bết bát của công ty trong những năm qua.

Vấn đề được cổ đông quan tâm nhiều nhất hiện nay là dự án Phước Kiển đã tồn động 3.800 tỷ đồng trong nhiều năm nay cùng với một số dự án đang thực hiện đã được tiến hành đến giai đoạn nào, bên cạnh đó còn là những băn khoăn về giá cổ phiếu QGC vẫn còn rất rẻ cùng với đó là thông tin QCG có ý định hủy niêm yết khiến không ít nhà đầu tư cảm thấy bất an.

Trước những nghi ngại của cổ đông, bà Loan đã đứng lên nhận trách nhiệm về mình và đưa ra lời xin lỗi với cổ đông, bà Loan cho biết, bà đã dành phần lớn thời gian của bản thân cho QCG, cũng đã phải sử dụng đến tiền của gia đình để đầu tư vào các dự án và làm gì cũng nghĩ đến cổ đông.

Bà cho biết thêm, tài sản của QCG có nhưng đều dang dở nên nhiều ngân hàng cũng ngại cho vay tiền đầu tư. Thêm vào đó, áp lực lãi vay ngân hàng vô cùng lớn "cứ 4 tuần là lại tới hạn trả lãi, mệt mỏi ghê lắm.

Tôi không dám cam kết một điều gì, nhưng nếu gây áp lực nhiều thì chúng tôi phải tính đường lui". Bà Loan còn khẳng định thêm: "Xin cổ đông đừng ép tôi quá mức, nếu ép quá thì chúng tôi cũng buộc phải hủy niêm yết".

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.