Miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch do tiêm vắc Covid-19 xin tốt hơn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đây là câu hỏi thường được đặt ra và đôi khi được trả lời theo cảm nhận chủ quan để bảo vệ việc không đi tiêm vắc xin của một số người chưa đồng thuận.
Tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3, 4 tại Trung tâm Y tế Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh nguồn Báo Thanh niên
Tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3, 4 tại Trung tâm Y tế Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh nguồn Báo Thanh niên

Các bằng chứng khoa học ban đầu cho thấy một số vắc xin Covid-19 cung cấp miễn dịch bảo vệ cơ thể cao hơn so với miễn dịch tự nhiên sau nhiễm vi rút SARS-CoV-2. 

Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, tạo miễn dịch cộng đồng với dịch Covid-19 là 1 trong 4 mục tiêu của Chiến lược tiêm vắc xin phòng Covid-19 vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố trong phiên bản cập nhật vào tháng 7-2022. Theo đó, mỗi quốc gia phấn đấu 70% dân số có miễn dịch với vi rút SARS-CoV-2.
Để cơ thể có kháng thể chống lại vi rút SARS-CoV-2, hoặc là theo cách chủ động bằng cách tiêm vắc xin để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể, hoặc là theo cách thụ động sau khi mắc bệnh cơ thể sẽ tạo ra kháng thể kháng lại vi rút.
Theo WHO, miễn dịch cơ thể có được từ nhiễm vi rút SARS-CoV-2, còn gọi là miễn dịch tự nhiên, có khả năng bảo vệ cơ thể ở nhiều mức độ khác nhau chống lại sự tái nhiễm, và nếu có tái nhiễm thì ngăn chặn khả năng bệnh trở nặng. Miễn dịch tự nhiên sẽ giảm tác dụng theo thời gian và khả năng bảo vệ sẽ thấp hơn đối với các biến thể mới của vi rút.
Điều đặc biệt là, theo WHO cho biết đã có những bằng chứng sơ bộ cho thấy, một người có 3 lần tiếp xúc với “protein spike” (kháng nguyên đặc hiệu của vi rút SARS-CoV-2) do mắc Covid-19 xen lẫn với tiêm vắc xin (tức là một hoặc nhiều lần tiếp xúc do tiêm vắc xin và một hoặc nhiều lần do nhiễm SARS-CoV-2 trước hoặc sau tiêm chủng) có thể cung cấp cho cơ thể khả năng trung hòa vượt trội chống lại các biến thể của vi rút SARS-CoV-2, bao gồm cả Omicron, so với người đã tiêm chủng đủ 2 liều, hoặc nhiễm SARS-CoV-2 tự nhiên trước đó mà không tiêm.
Hiện nay, các ca mắc Covid-19 trên cả nước đang gia tăng, trường hợp mắc Covid-19 nặng và tử vong chưa tiêm vắc xin chiếm tỷ lệ 23-25% ở các tuyến. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên tiêm đủ liều vắc xin Covi-19. Đồng thời yêu cầu các địa phương cần rà soát, lập danh sách quản lý, theo dõi và tiêm vắc xin cho đối tượng có tuổi, mắc bệnh nền đúng thời gian để đảm bảo hiệu lực của vắc xin.
XUÂN PHẠM (tổng hợp)
 

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ gia tăng bệnh dại mùa nắng nóng

Nguy cơ gia tăng bệnh dại mùa nắng nóng

(GLO)- Theo Bộ Y tế, từ tháng 4 đến tháng 8 là giai đoạn ghi nhận số ca tử vong vì bệnh dại cao nhất trong năm, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc. Riêng tại Gia Lai, từ đầu năm 2025 đến nay, các địa phương đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh dại.

Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả

Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả

Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, Bộ Y tế thông báo trên toàn quốc không được kinh doanh, sử dụng những loại thuốc này.

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia: Tiện lợi cho người dân

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia, tiện lợi cho người dân

(GLO)- Hiện nay, người dân Gia Lai có thể khám bệnh với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tuyến trên ngay tại tỉnh. Không chỉ khám bệnh, các chuyên gia còn tiến hành phẫu thuật các ca bệnh khó, phức tạp… tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến tỉnh.