Khu du lịch sinh thái hoạt động 'chui' 16 năm:

Mật gấu, nanh hổ, cao tê giác... bán trong Khu du lịch Vườn Xoài?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thâm nhập thực tế, PV Thanh Niên được nhân viên Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (P.Tân Phước, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) chào mời mua móng, nanh hổ, móng gấu, mật gấu, cao tê giác, cao hổ…

Chào mời trang sức chế tác từ động vật hoang dã

Quá trình thâm nhập bên trong Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (viết tắt KDL Vườn Xoài) vào cuối năm 2022, PV phát hiện có căn bếp "lạ", được thiết kế theo kiểu lò nấu cao động vật, xung quanh còn nhiều xương rơi vương vãi. Đặc biệt, cách đó khoảng 5 m có một đống xương lớn gồm nhiều ống xương dài, đường kính to hơn bắp đùi người lớn cùng nhiều hộp sọ, sừng to, dài... Từ những manh mối trên và nguồn tin của người dân cung cấp trong KDL có nấu cao động vật hoang dã, PV lân la tiếp cận nhân viên của KDL Vườn Xoài.

Mật gấu, nanh hổ, cao tê giác... bán trong Khu du lịch Vườn Xoài? ảnh 1

Nhân viên KDL Vườn Xoài giới thiệu sản phẩm mật gấu (ảnh 1), cao tê giác (ảnh 2), và nanh hổ (ảnh 3), móng hổ (ảnh 4). Ảnh: LÊ BÌNH - TRẦN DUY KHÁNH

Chiều 27.11.2022, chúng tôi gặp người đàn ông khoảng 50 tuổi, tự giới thiệu tên Ba Dưa, có hơn 8 năm làm nghề nuôi ngựa, cho thuê ngựa trong KDL Vườn Xoài. Tại khu vực gần chuồng hươu cao cổ, ông Ba Dưa dò hỏi kỹ thân phận của PV, rồi chào bán các loại móng, răng hổ, móng gấu, mật gấu, cao tê giác, cao hổ… với giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.

Chúng tôi tỏ ra hoài nghi: "Hàng ở đây có chất lượng không? Nguồn gốc từ đâu?". Chẳng cần suy nghĩ, ông Ba Dưa khẳng định: "Hàng trong này nguyên chất. Cao hổ ở ngoài bán nó pha bậy bạ, còn trong này khi hổ chết thì nấu cao, mỗi lạng 20 triệu đồng còn không đủ để mà bán".

Ông Ba Dưa không quên khoe có thâm niên hơn 8 năm trong KDL Vườn Xoài, chứng kiến nhiều loại động vật hoang dã, có cả hổ, sư tử, tê giác bị chết. Khi thú chết thì mang đi nấu cao. Ông Ba Dưa quảng cáo thêm: "Quá trình nấu cao thì cho xương vào nồi củi nấu đến khi xương nhũn ra, hòa tan, rồi dùng miếng vải mùng, cây lược để lược lại, sau đó tiếp tục nấu cạn như thắng nước màu và cuối cùng là cho vào khuôn đổ".

"Vậy ở đây có bán móng, răng hổ, cao tê giác không?", chúng tôi hỏi bất chợt. Ông Ba Dưa nói: "Có. Tôi còn 2 cái răng hổ, giá 10 triệu đồng/cái; còn móng gấu thì còn 1 bộ 24 cái giá 7 triệu đồng, cao da tê giác giá 10 triệu đồng/lạng". Thấy chúng tôi còn nghi ngờ về những món hàng vừa quảng cáo, ông Ba Dưa hẹn hôm sau quay trở lại, để nhân viên có uy tín, thâm niên làm công việc chăm sóc thú ở KDL Vườn Xoài cho xem "hàng".

Quảng bá về cao tê giác

Trưa 28.11.2022, chúng tôi quay trở lại KDL Vườn Xoài, đến điểm hẹn gặp ông Ba Dưa cùng nhân viên tên Hưng, dáng nhỏ thó. Thấy chúng tôi, Hưng buông vội đống cỏ khô xuống, chạy tới tra hỏi: "Mấy anh có phải công an, kiểm lâm không vậy, đừng gài tội nghiệp tôi".

Liếc ngang dọc không thấy người lạ, Hưng lấy từ trong túi áo ra 1 túi ni lông, cẩn thận đưa chúng tôi kiểm tra. Qua quan sát, bên trong túi là 1 khối rắn chắc, hơi dẻo, được nén thành dạng bánh hình chữ nhật, có màu vàng xám và hơi lạnh. Hưng cho hay, đây là cao da tê giác, giá 10 triệu đồng/lạng, vừa được lấy từ tủ lạnh, vì nếu để lâu ngoài trời, cao da sẽ trở nên dẻo. Ngoài ra còn có cao xương tê giác, giá 14 triệu đồng/lạng. "Cao này ngâm rượu uống là ngủ ngon, không đau đầu, khỏe người. Ngâm ra nước nó màu như nước vo gạo", ông Ba Dưa nói về công dụng.

Về nguồn gốc cao tê giác này, Hưng và ông Ba Dưa cho rằng, mỗi lần có tê giác chết, một số nhân viên sẽ lột da nấu cao, phần thưởng là mỗi người được một ít thành phẩm cao. Chúng tôi đặt vấn đề muốn mua sừng tê giác và cao hổ thì Hưng mời chào: "Đa số tê giác ở KDL Vườn Xoài là sừng non, không chất lượng và cao hổ thì hiện chỉ còn một ít, nhưng không tiện mang ra". Hưng tiếp tục lấy trong người ra một chiếc móng to bằng nửa bàn tay người lớn, đầu móng nhọn, mà theo Hưng đây là móng hổ, giá 7 triệu đồng và tiết lộ: "Anh còn giữ 1 móng sư tử ở nhà".

16 giờ cùng ngày, ông Ba Dưa gọi điện thoại cho một thanh niên đi xe máy đến chuồng hươu cao cổ, giao một chiếc hộp được bọc kỹ bằng nhiều lớp băng keo. Mở hộp ra, chúng tôi "choáng" khi bên trong là hai cái răng dài hơn nửa gang tay người lớn (khoảng 15 cm), ông Ba Dưa cho biết đây là răng hổ, giá 7 triệu/cái, 14 triệu/cặp…

Chúng tôi theo khách đặt mua một ít mật gấu thì được Hưng chở bằng xe máy đến trước khu vực Văn phòng tiếp tân của KDL Vườn Xoài. Đến nơi, Hưng dặn: "Đi vào theo anh, nhưng không được hé răng. Ai hỏi cứ nói là em trai ở quê lên thăm". Tại đây, Hưng đi thẳng vào phòng làm việc và nói với lễ tân muốn mua 10 cc mật gấu để em trai gửi về quê cho ba bị đau nhức. Nữ nhân viên mở tủ lạnh, lấy ra 10 lọ nhỏ đưa cho Hưng. Hưng khẳng định đây là mật gấu vừa được lấy 3 ngày trước và nói: "Đấy, anh dắt chú vào tận nơi lấy mật. Không hề ra khỏi cửa Vườn Xoài, hàng uy tín đàng hoàng nhé, 140.000 đồng/cc".

Kể về quá trình lấy mật, Hưng cho hay, trong Vườn Xoài hiện có khoảng 40 con gấu, thay phiên nhau bị hút mật.

Theo lời Hưng, tổ của Hưng là tổ động vật hoang dã, khi muốn lấy mật phải liên hệ với đội hút mật đến bắn thuốc mê. Khoảng 40 con gấu sẽ bị thay phiên hút mật quanh năm. Kể về những sự cố khi hút mật gấu, Hưng cho biết có con to quá, bắn thuốc mê không đủ liều nên đứng quay quay cả ngày, không thể hút mật hoặc bắn quá liều, con gấu ngủ mấy ngày liền, bỏ ăn, mất sức; hay tiêm không trúng túi mật, phải rút ra tiêm lại nhiều lần…

Sau khi ghi nhận, ngày 29.11.2022, PV liên hệ qua điện thoại với bà D.T.Nh (chủ đầu tư KDL Vườn Xoài) để làm rõ một số thông tin liên quan thì được bà hẹn gặp ngày 6.12.2022. Tuy nhiên, PV đến điểm hẹn thì nhân viên cho hay bà Nh. đi vắng. Sau đó, mặc dù PV nhiều lần nhắn tin, gọi điện nhưng bà Nh. không nghe máy, hồi âm.

(còn tiếp)

Đưa linh miêu về KDL Vườn Xoài nhưng không khai báo

Trao đổi với lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai về những thông tin mà PV Thanh Niên ghi nhận trong quá trình tác nghiệp tại KDL Vườn Xoài, ông Nguyễn Tuấn Kiệt, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm TP.Biên Hòa, cho biết: "Trước đây, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai từng phối hợp với lực lượng Cảnh sát môi trường Bộ Công an kiểm tra, phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính KDL Vườn Xoài vì đưa 1 cá thể linh miêu đồng cỏ về nhưng không khai báo với cơ quan chức năng địa phương".

Còn về việc các loại động vật quý hiếm như hổ, tê giác chết, sau khi chôn lấp liệu có bị đào lên nấu cao? Ông Kiệt cho hay: "Theo quy định, khi có động vật hoang dã chết, chủ cơ sở nuôi nhốt phải báo cho Chi cục Kiểm lâm biết. Sau đó, Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan cùng kiểm tra nguyên nhân chết, đồng thời lập biên bản xử lý vụ việc để ghi nhận số đàn hoặc số lượng vật nuôi tăng giảm theo danh sách. Tiếp đó, cơ quan chức năng phun khuẩn, rồi cho chôn theo quy định. Đối với KDL Vườn Xoài có diện tích đất rộng nên cho chôn lấp tại khuôn viên luôn. Khi bắt đầu chôn lấp, Chi cục Kiểm lâm có mặt chứng kiến, đồng thời quay phim, chụp ảnh, lập biên bản đầy đủ, hoàn tất đoàn mới về. Còn việc sau khi đoàn về mà họ đào lên hay làm gì đó thì chúng tôi không thể biết được".

Nói về việc hút, bán mật gấu tại KDL này, ông Kiệt chia sẻ: "Chúng tôi đã cảnh báo và nghiêm cấm hành vi này. Nếu thực sự có làm, họ chắc chắn làm lén lút. Như vậy, chúng tôi không thể biết vì không phải lúc nào cũng ở trong đó để canh được. Việc buôn bán các bộ phận động vật và chất dẫn xuất đều là hành vi vi phạm. Nếu phát hiện, Chi cục Kiểm lâm sẽ đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật".

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/mat-gau-nanh-ho-cao-te-giac-ban-trong-khu-du-lich-vuon-xoai-18523032800574476.htm

Có thể bạn quan tâm

Ân nhân của thú rừng

Ân nhân của thú rừng

Chess và Poly là hai con gấu cái đã sống quãng đời bình yên ở khu cứu hộ động vật hoang dã thuộc Vườn quốc gia (VQG) Pù Mát miền Tây Nghệ An. Hơn 10 năm trước, lực lượng Công an và kiểm lâm đã giải cứu thành công hai chú gấu từ các đối tượng buôn bán động vật hoang dã trái phép.
Cầm dao đi “gõ” sầu riêng, kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cầm dao đi “gõ” sầu riêng, kiếm tiền triệu mỗi ngày

Những ngày này, nhà vườn trồng sầu riêng tại huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) vào vụ thu hoạch. Đây cũng là lúc tạo công việc thời vụ với mức thu nhập cao cho hàng trăm người. Cứ mỗi vụ mùa như thế này, với những người lành nghề, nhiều kinh nghiệm, việc cầm dao đi “gõ” sầu riêng cũng có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Đam mê cùng với trẻ vùng cao

Đam mê cùng với trẻ vùng cao

Theo người dân dẫn đường, đoàn Câu lạc bộ từ thiện Nụ cười hồng (thành phố Đà Nẵng) đi bộ dọc núi lên Nóc (làng) Ngọc Nâm, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Lần này, đoàn mang theo rạp chiếu phim trên núi số 6, trạm điện năng lượng mặt trời số 17 và hệ thống ống dẫn nước sinh hoạt cho các hộ dân.
Tổ quốc nhìn từ biển: Cả nước vì Trường Sa

Tổ quốc nhìn từ biển: Cả nước vì Trường Sa

Kiên gan bền chí nơi tuyến đầu sóng gió, hình ảnh những người lính nơi đảo xa và nhà giàn DK1 chắc tay súng quyết giữ vững chủ quyền từng tấc đảo, sải biển thiêng liêng của Tổ quốc khiến mọi người trong đoàn công tác rưng rưng và cảm phục. Phút chia tay, những tiếng hô như vỡ tung lồng ngực vang lên át cả tiếng sóng biển gầm gào: Cả nước vì Trường Sa! Trường Sa vì cả nước!
'Tổ quốc nhìn từ biển…': Chung tay bảo vệ sơn hà

'Tổ quốc nhìn từ biển…': Chung tay bảo vệ sơn hà

Một trong những kỷ niệm mà Chuẩn Đô đốc Đỗ Minh Thái - nguyên Phó Tham mưu trưởng Hải quân nhớ nhất trong hành trình đưa kiều bào ra thăm Trường Sa là câu chuyện về cựu thiếu úy biệt động quân Nguyễn Ngọc Lập của chế độ Việt Nam Cộng hòa hiện đang sinh sống tại Mỹ. Trong suốt chuyến đi năm đó, ông Lập luôn mang theo mặc cảm hận thù. Thế nhưng một 'biến cố' xảy ra đã khiến người này thay đổi.
'Tổ quốc nhìn từ biển…': Niềm tin và khát vọng

'Tổ quốc nhìn từ biển…': Niềm tin và khát vọng

Trở lại quê hương với khát khao có thêm hiểu biết về tình hình chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, những người con đất Việt xa xứ đã chia sẻ nhiều câu chuyện trong việc góp phần gìn giữ bản sắc của người Việt ở nơi định cư, lập nghiệp mới, với niềm tin và khát vọng hướng về đóng góp cho nơi mình được sinh ra.
Nữ chính trị viên phó sắm hai vai

Nữ chính trị viên phó sắm hai vai

Có rất nhiều điều để kể về Nguyễn Thị Yến, Bí thư Đoàn xã kiêm Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự (CHQS) xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, nhưng trên hết là sự nhiệt tình, năng nổ, trách nhiệm với công việc dù ở vai trò nào. Chị từng là một trong những cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và giành nhiều giải thưởng cao trong các hội thi, hội thao quân sự của huyện và thành phố.
Lớp học tình thương của anh bảo vệ dân phố

Lớp học tình thương của anh bảo vệ dân phố

Với mong muốn giúp những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn có được cái chữ, phép tính để thay đổi cuộc đời, tránh bị kẻ xấu dụ dỗ vào con đường lầm lạc, bằng nguồn kinh phí ít ỏi từ phụ cấp làm bảo vệ dân phố và làm công nhân khu công nghiệp, anh Trần Lâm Thắng, ngụ khu phố Long Bửu, phường Long Bình, TP Thủ Đức đã mở lớp học tình thương.