Ly kỳ sâm Ngọc Linh: Những chuyện khó tin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giới chơi sâm Ngọc Linh, dân kinh doanh, đại gia... đã sốt sắng vào cuộc đánh thức, khám phá, mua bán và “hành xử” với loại sâm này theo cách riêng của mình.
Các tay chơi không ngại gian khổ lên núi Ngọc Linh để tìm hiểu - Ảnh HQSNL
Các tay chơi không ngại gian khổ lên núi Ngọc Linh để tìm hiểu - Ảnh HQSNL
Năm 1973, lương y - dược sĩ Đào Kim Long cúi hôn củ sâm Ngọc Linh đầu tiên và bật khóc khi ngay sau đó phát hiện cả khu sâm trên vùng núi Ngọc Linh cao hơn 2.000 m so với mực nước biển. Các nhà nghiên cứu xác định sâm Ngọc Linh là loại thảo dược quý. Kể từ đó, nó không còn ngủ yên nơi thâm sơn cùng cốc.
Giới chơi sâm, dân kinh doanh, đại gia... đã sốt sắng vào cuộc đánh thức, khám phá, mua bán và “hành xử” với loại sâm này theo cách riêng của mình.
Quý vật tầm quý nhân
Ở TP.HCM có một hội quán sâm Ngọc Linh (HQSNL) duy nhất nằm trên đường Chợ Lớn, Q.6. Nhờ quen biết với ông Tuyền, người được coi là “quái nhân” chơi sâm ở Đà Nẵng, tôi được giới thiệu tham gia HQSNL.
Với ông Tuyền, sâm NL là “tiên phẩm” kết tinh từ linh khí non thiêng VN. Nhiều người nghĩ rằng người đi tìm sâm, nhưng ông Tuyền bảo “sâm cũng đi tìm người”, và ông coi có “phước duyên” mới gặp được sâm quý này. “Tôi bén duyên với nó khi đi tìm phương thuốc chữa bệnh ung thư cho người bạn thân. May mắn tôi gặp dược sĩ Đào Kim Long, người chính thức tìm ra sâm NL. Lúc đó, ông đã giới thiệu phương pháp chữa bệnh ung thư Nam Y Đạo Pháp kết hợp với sâm này. Tôi mua về cho bạn dùng, rồi sức khỏe người bạn cải thiện trông thấy. Từ đó, tôi bắt đầu thú chơi sâm”.
Anh em trong hội chơi sâm còn tiết lộ chuyện từng được phép thâm nhập những khu “vườn cấm” sâm NL trên đỉnh Ngọc Linh. Theo đó, trước khi vào vườn sâm, cả đoàn thắp hương khấn vái thần rừng cho chuyến đi thuận lợi. Đường lên đỉnh NL rất hiểm trở, phải có các phương tiện chuyên dụng và những tay lái cừ khôi mới dám thử sức trên cung đường khắc nghiệt này. Trong các vườn sâm tư nhân của đồng bào Xê Đăng, bẫy cài dày đặc để tránh thú rừng phá hại và người ăn trộm. Vì thế, phải có một công nhân kèm một người trong đoàn để đảm bảo an toàn.
Sâm trồng trên vùng núi Ngọc Linh Kon Tum - Ảnh: HQSNL
Sâm trồng trên vùng núi Ngọc Linh Kon Tum - Ảnh: HQSNL
Trong HQSNL nhiều người còn khẳng định thêm chuyện “sâm tìm người” như “quý vật tầm quý nhân”, vì sâm có “linh hồn”. Những chuyện “tâm linh” liên quan đến sâm NL nghe rất ly kỳ. Chẳng hạn, trong hội, anh H. nằm mơ thấy một củ sâm quý hình dạng con rồng, hàng chục năm tuổi, dân khai thác được trên vùng NL. Sáng hôm sau bỗng dưng có người gửi ảnh, gọi điện báo củ sâm giống y như vậy. Thế là hội cử người bay ra xuống tiền liền để sở hữu, cho dù giá của nó rất đắt.
Lại có chuyện HQSNL bị thổ thần “phạt” vì thất lễ. “Chúng tôi nhiều lần đào rượu sâm NL hạ thổ lên để thưởng thức. Lần nào anh em cũng phải rưới một ít xuống đất cúng thổ thần. Chỉ một lần chúng tôi quên làm thủ tục này, dù rất cẩn thận đưa bình rượu hạ thổ lên, nhưng không hiểu sao vẫn đụng vào bình rượu khác làm vỡ tan bình rượu chôn dưới đất mấy năm trời. Giá trị bình rượu đó mấy trăm triệu chứ ít gì đâu. Chúng tôi quý lắm, không ai trong hội được lãng phí một giọt rượu chúng tôi đặt tên “NL tiên tửu” này. Tuy nhiên, bị “thần linh phạt” như thế mọi người vẫn cười tươi. Vì mình coi đó là bình rượu đáp lễ cho hợp lẽ đất trời mà”, anh Hiếu “tổng quản” HQSNL tiết lộ.
 
 Gặp củ sâm Ngọc Linh như thế này dân chơi sâm hoặc đại gia không ngại xuống tiền tỉ để sở hữu - Ảnh: Quang Viên
Gặp củ sâm Ngọc Linh như thế này dân chơi sâm hoặc đại gia không ngại xuống tiền tỉ để sở hữu - Ảnh: Quang Viên
Đại gia chơi sâm
Biết tôi quen với hội chơi sâm NL, một phụ nữ giàu có ở TP.HCM nhờ mua loại có chất lượng tốt. Anh Hiếu cho biết sâm NL tự nhiên bây giờ rất hiếm, tìm “đỏ con mắt” chưa chắc có. Hơn 1 tháng sau, anh Hiếu gọi cho tôi thông báo có một củ sâm NL tự nhiên hàng chục năm tuổi, 6 lạng, kiểm định có đầy đủ hoạt chất của sâm này, được người dân “ém” kỹ trong vườn, giờ mới đào lên đem bán với giá… 200 triệu đồng. Thú thật, lần đầu tiên mang củ sâm “nhẹ hều mà giá khủng” đến người chị mình quen để bán giùm, tôi cũng phân vân. Tôi bảo với chị: “Em gọi điện cho chủ sâm để chị nói chuyện giá cả nhé?”. Bà chị cười: “Mua củ sâm này chừng ấy tiền có đáng gì đâu. Chị đã từng mua hàng tỉ tiền sâm NL rồi. Có củ 1 tỉ lận đó. Hơn nữa chị tin em tuyệt đối”.
Một người trong hội quán chuẩn bị chum để hạ thổ rượu sâm Ngọc Linh - Ảnh: Quang Viên
Một người trong hội quán chuẩn bị chum để hạ thổ rượu sâm Ngọc Linh - Ảnh: Quang Viên
Nói xong, bà chị rút một cọc tiền: “200 triệu đó, em đếm lại đi. Bữa sau, có củ sâm nào hiếm em cứ mang đến cho chị”. Lúc tôi còn “hí hửng” về kết quả bán sâm, anh Hiếu kể: “Rất nhiều đại gia mua sâm vì lòng tin, vì thích những củ sâm quý hiếm. Khi đã thích, đã tin rồi không ai mặc cả hết. Ở đây, hội anh em chơi sâm cũng đã mua giúp cho dân chơi sâm, cho đại gia nhiều củ sâm giá tiền tỉ rồi”.
Mới đây có người đến HQSNL thấy bình rượu sâm ưng ý quá hỏi mua mà hội không bán. Anh ta giãy nảy quăng cọc tiền lớn rồi bảo: “Tôi đặt tiền mua, nhưng để lại đây lâu lâu qua... ngắm hoặc làm vài cốc tăng cường sinh lực về “chiều vợ””. Hiểu “nỗi lòng” vị khách này, anh em trong hội đành phải chiều.
Anh Tuyền cho rằng có phước duyên mới tìm được củ sâm quý này - Ảnh: Quang Viên
Anh Tuyền cho rằng có phước duyên mới tìm được củ sâm quý này - Ảnh: Quang Viên
Vừa rồi, tôi có dịp mục kích lái sâm bán sâm ngay tại một trung tâm kiểm định. Trước đó, lái sâm này đã mang củ sâm NL nặng gần 1 kg đến lấy mẫu để kiểm định. Hôm nay, lái sâm đi với một tay chơi sâm ở Sài Gòn đến đơn vị kiểm định lấy kết quả. Hỏi ra mới biết, ngay những tay chơi sâm sành sỏi cũng có thể bị “hố hàng” nếu chỉ nhìn hình thái của sâm. Vì thế, để chắc ăn mua được sâm NL có chất lượng tốt, trước khi xuống tiền họ phải xem giấy kiểm định sâm hoạt chất, hàm lượng ra sao. “Sâm sau khi kiểm định có thể đắt gấp nhiều lần so với chưa kiểm định. Nhưng bỏ số tiền lớn để mua sâm không ai muốn đem về một củ sâm không có hoạt chất sâm NL hoặc hàm lượng các chất thấp cả”, cô T., làm việc tại trung tâm này, giải thích. Thực tế, sau khi kiểm định đúng sâm NL với các biểu thị sắc ký đồ rõ ràng, tay chơi sâm kia xuống liền hơn một tỉ đồng để sở hữu củ sâm quý hiếm này. 
Sâm xịn giá nào cũng mua
Cô T., làm việc ở một đơn vị kiểm định sâm, cho biết cách đây hơn 10 năm đã kiểm định những củ sâm NL tự nhiên cân nặng hơn 2 kg do những tay chơi sâm hoặc đại gia tháp tùng người bán mang đến kiểm định. Bây giờ, chắc chắn trong tự nhiên không còn những củ sâm như vậy. Lúc đó, các củ sâm như vậy chỉ mấy trăm triệu, hiện nay ít nhất cũng vài tỉ.
“Những tay chơi sâm, đại gia vẫn thường nhờ các đơn vị kiểm định làm cầu nối để mua. Nếu đơn vị kiểm định báo có sâm NL quý hiếm kiểm định đầy đủ hoạt chất, các đại gia hạng VIP, tay chơi sâm có “máu mặt” sẵn sàng mua với bất cứ giá nào”, cô T. tiết lộ.
(còn tiếp)
Quang Viên (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.