Luật tục dưới giác độ văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đọc sách “Luật tục Jrai” của Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian và Sở Văn hóa-Thông tin Gia Lai xuất bản năm 1999 cùng với bài nghiên cứu khá toàn diện của PGS.TS Phan Đăng Nhật, chúng tôi xin không bàn sâu về các khía cạnh như thuật ngữ, điều kiện xã hội, bối cảnh lịch sử sự ra đời luật tục của các dân tộc bản địa Tây Nguyên. Chúng tôi chỉ muốn tìm hiểu thêm về quan niệm và ứng xử văn hóa trong cộng đồng gắn với phong tục tập quán của cư dân ở các buôn làng xưa nay trong phạm vi ý nghĩa được hiểu là luật dân gian (folk law), lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc “bắt nguồn từ phong tục và gắn liền với phong tục tập quán, không phải luật Nhà nước” (PGS.TS Phan Đăng Nhật).
 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Nhìn chung, ở các tộc người bản địa Tây Nguyên như: Jrai, Ê Đê, MNông, Bahnar, Xê Đăng… đều có luật tục do chính cộng đồng dân tộc ấy tự quy ước gắn liền với phong tục tập quán của mỗi dân tộc nhằm điều tiết các mối quan hệ giữa cá thể với cá thể, cá thể với cộng đồng, duy trì cuộc sống hòa hợp trong các đơn vị buôn làng-tổ chức xã hội truyền thống của các dân tộc ít người ở Trường Sơn-Tây Nguyên. Những vị làm “tòa án” xét xử là những người có uy tín trong làng hoặc già làng, người cầm cân nảy mực am hiểu luật tục, phân minh trong mọi trường hợp. Chúng ta hãy nghe một lý lẽ trong luật tục Jrai khi đưa người phạm tội có chủ ý, phớt lờ các phong tục tập quán của buônlàng, không dám cầu xin thần linh tha thứ, không thể sống bình an giữa cộng đồng, ra xử trước công chúng: “…Nó không biết điều từ xa xưa truyền lại/Không nghe điều người ta nói/Khi nó chỉ cách nó 2 bước chân/Gạo của nó đã nhạt/Nước của nó đã vấy bùn/Nó đã phải luộc rau trong một cái lá/Nó không dám đánh thức thần Nước/Nó không dám cầu xin thần Núi/Nó không hé lời với chủ buôn/Không nghe lời ông nói/Nó như con gà chạy quanh cầu thang/Như con cá bơi quanh hòn đá/Chính vì thế mà xảy ra chuyện phải đưa nó ra xét xử”. Với cách nói vần dễ nhớ, cũng như cách điệp-đối trong câu và dùng các hình tượng khá gần gũi trong cuộc sống, chúng ta  nhận thấy một hình thái mô típ thường gặp ở các loại thể dân gian truyền miệng của các dân tộc bản địa Tây Nguyên.
Ở đây, với luật tục, để chỉ tính cách bất kham, vấy bẩn của đối tượng cũng như cách so sánh trực diện bởi con vật, đồ vật xung quanh nhằm ám chỉ kẻ phạm tội đầy ương bướng… cần phải đưa ra cộng đồng xét xử, chúng ta không thấy những lời kết tội kiểu “đao to búa lớn” của vị quan tòa đầy quyền sinh sát mà chỉ là lời chỉ trích đối tượng rất “dân gian” như, gạo đã nhạt, nước đã vấy bùn… Để giữ gìn an ninh, trật tự của buôn làng và các phong tục, tập quán của dân tộc mình, hội đồng già làng biết dùng sức mạnh của dư luận để răn đe kẻ phạm tội, đồng thời cũng giáo dục các thành viên trong cộng đồng tự giác chấp hành các quy ước mà các thế hệ ông bà đã xây dựng nên. Hình phạt cao nhất đối với những thành viên phạm tội nặng, gây ảnh hưởng đến cộng đồng hay phỉ báng thần linh thường là bị đuổi khỏi buôn làng. Sự vô thừa nhận của cộng đồng với thành viên vi phạm đã đánh vào danh dự và tước đi mọi quyền lợi cả vật chất, tinh thần của người đó ở buôn làng. Và khi ấy, kẻ phạm tội thường sống lang thang như con thú hoang trong rừng bị mọi người xa lánh, kể cả những người thân. Đọc “Luật tục Jrai”, chúng ta thấy ở lời luận tội của kẻ phản lại lợi ích của dân làng thường bị chỉ trích như loài chồn, con diều hâu: “Nó đi từ sớm đến tối, từ chiều đến sáng/Gặp con trai, nó dò hỏi đường lên rẫy/Gặp ông già, nó dò hỏi đường vào buôn/Nó muốn biết lều người ta trên rẫy/Nhà người ta trong rừng/Nó như con diều hâu muốn bắt con rắn/Như con chồn muốn bắt con gà/Nó làm cho đất khô cằn/Làm cho nước ngầu đục/Mọi việc trở nên rắc rối/Bởi thế phải đưa nó ra xét xử”.
Để xử một người phụ nữ lẳng lơ, chửa hoang, người ta đã kể ra thói hư tật xấu, thích đua đòi, trưng diện: “Nó mải nghe chim gếch kể khan/Chim yuan nói chuyện/Nghe thỏ dạy dỗ/Nó kể về chuỗi vòng hạt mua từ Lào/Chiếc áo mua từ người tơbuan/Nó chỉ kể về bộ váy của nó/Thấy chiếc chăn, người ta biết tên người chủ của nó/Thấy con bò, người ta biết chuồng nó ở đâu/Lưỡi của cô ta nổi mụn/Mũi của cô ta nứt nẻ/Chân cô ta không còn bước đi nổi/Người ta phải xét xử cô gái ấy”.
Để duy trì trật tự trong cộng đồng, luật tục dường như không bỏ qua các hành vi vi phạm của mọi người, từ ăn cắp, đánh nhau đến say rượu, ngoại tình hay tranh chấp tài sản… đều phải được xét xử và trừng phạt. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc xét xử ở buôn làng đều không nhằm loại trừ những kẻ vi phạm hay để lại những mâu thuẫn kéo dài của người thắng kẻ thua mà thường dẫn đến sự hòa giải, đem lại sự đoàn kết trong cộng đồng. Khi người vi phạm nhận ra lỗi của mình và chấp nhận hình thức phạt vạ bằng cuộc “liên hoan cộng hưởng”, mổ heo hay gà tạ lỗi với thần linh, già làng, uống rượu cùng bà con trong làng là xí xóa mọi tội lỗi như một cách “trắng án”, không còn bị nguyền rủa, khinh khi nữa… Đó được xem là nét văn hóa đẹp mà một số buôn làng truyền thống ở Tây Nguyên đến nay còn lưu giữ. Tuy vậy, ở một số vụ việc phức tạp mà chứng cứ không rõ ràng, một số tộc người nơi đây vẫn còn sử dụng những hình thức phân định có tội hay không có tội mang tính chất mê tín, như lặn nước, đổ chì nung chảy vào tay, bóp dọc trứng gà, uống gạc nai nấu sôi… Hiện nay, những tập tục lạc hậu này hầu như không còn xuất hiện ở các buôn làng, nhưng không phải không còn rơi rớt ở đâu đó khi mà chính quyền không can thiệp kịp thời.
Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).