Lựa chọn của nhà báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, cùng với các hoạt động chào mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6, sự quan tâm chia sẻ, động viên của lãnh đạo các cấp, các ngành, bạn đọc gần xa đem đến cho báo giới rất nhiều khích lệ, niềm vui.
 Quang cảnh buổi Tọa đàm kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6. Ảnh: Đ.T
Quang cảnh buổi Tọa đàm kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6. Ảnh: Đ.T
Đảng, Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực báo chí với hàng loạt chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho báo chí phát triển vững mạnh, hoạt động thuận lợi, đời sống nhà báo được cải thiện. Tại Gia Lai, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội, các đơn vị, địa phương và đông đảo bạn đọc cũng luôn dành sự quan tâm đến sự nghiệp báo chí tỉnh nhà. Với sự quan tâm đó, báo chí địa phương đã sáng tạo, nỗ lực tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cổ vũ động viên các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội; phát huy rất tốt vai trò phản biện góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh và tiến bộ; đặc biệt là định hướng dư luận và đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch.
Trước sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, báo chí nói chung, những người làm báo địa phương nói riêng càng nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình, làm sao để tờ báo xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Hiện nay, mặt trái xã hội như: đạo đức xuống cấp, thói thực dụng, vô tâm, làm giàu bằng mọi thủ đoạn, ô nhiễm môi trường, tội phạm và tệ nạn, tham nhũng, tiêu cực… là những thách thức rất lớn mà hệ thống chính trị các cấp, các ngành chức năng phải tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, trong đó có trách nhiệm của báo chí.
Trong đội ngũ những người làm báo cũng đang tồn tại những “con sâu làm rầu nồi canh”. “Tai nạn nghề nghiệp” trong làng báo là có nhưng đơn lẻ và không chủ tâm. Nhưng còn đó không ít nhà báo lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để làm điều phi pháp, vi phạm tôn chỉ mục đích, quy chế đạo đức nghề nghiệp, bị pháp luật nghiêm minh trừng trị.
Trên thực tế, không cứ nghề báo mới nguy hiểm, phức tạp hay vẻ vang, cao quý. “Chỉ có người hèn chứ không có nghề hèn”-Bác Hồ đã dạy như vậy. Với bất cứ nhà báo nào, vấn đề luôn đặt ra đối với họ là chấp nhận dấn thân, dũng cảm đương đầu với khó khăn, nguy hiểm, không khoan nhượng trước cái xấu, cái ác, cái tiêu cực hay “dĩ hòa vi quý”, “bình chân như vại” đánh đổi “một sự nhịn chín sự lành” cốt “an phận thủ thường” để “vinh thân phì gia”. Thời không bom đạn không có nghĩa là không thử thách, nguy hiểm. “Viên đạn bọc đường” là cổ phiếu, bất động sản, dự án, nhà lầu, xe hơi, vàng bạc đá quý, ngoại tệ, gái đẹp… của phe cánh, nhóm lợi ích, của những mưu cầu phi lý đã làm không ít cán bộ công quyền, thậm chí là ở cấp cao phải vướng vào vòng lao lý và nhà báo cũng không là ngoại lệ. Đây là bài học nhãn tiền dành cho nhiều nhà báo trong thực tại, khi bẻ cong ngòi bút, đi ngược lại tôn chỉ, mục đích báo chí cách mạng.
Thực trạng đó ít nhiều làm suy suyển niềm tin, sự yêu mến của lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, độc giả đối với báo chí. Vậy nên, kiên quyết tránh xa tiêu cực, chấp hành nghiêm quy định pháp luật, củng cố vững chắc đạo đức làm nghề và không ngừng học tập, rèn luyện, cọ xát thực tế để nâng cao trình độ mọi mặt, trong đó có kỹ năng, nghiệp vụ là lựa chọn quan trọng nhất để gắn bó với nghề của nhà báo hiện nay. Lãnh đạo báo chí phải đi đầu thực hiện điều này để làm gương cho đội ngũ của mình. Nhà báo lại phải nghiêm túc học tập, rèn luyện để tiến bộ, nhận diện, phân tích đúng-sai, để có thái độ lựa chọn và quyết định đúng đắn. Yêu cầu trọn vẹn ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê là sự thể hiện đầu tiên của bản lĩnh, của lòng tự trọng người làm báo. Không ngừng sáng tạo, nghiêm túc giữ mình không để quyền lực, vật chất, thói hư tật xấu lũng đoạn chi phối làm cho sa ngã hư hỏng… tiếp tục là những đòi hỏi cấp thiết đối với nhà báo trong hiện tại và tương lai.
Khi đặt vấn đề lựa chọn chỗ đứng của nhà báo hiện nay thì những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh-người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam: “Viết cho ai, viết cái gì, viết như thế nào, viết để làm gì?” vẫn nguyên giá trị thời sự về phương pháp-phương pháp làm báo khoa học, tôn trọng hiện thực khách quan nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tính định hướng, tính tư tưởng. Điều mà làm được như thế, nhà báo chính là người chiến sĩ, và trang giấy, cây bút là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa vậy.
 THẤT SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.