Lớn lên bằng lương bộ đội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm nay là năm thứ 6, con của vợ chồng chị Lê Phương Thúy được hưởng lương bộ đội như cách nói của người phụ nữ hóm hỉnh này. Ở vùng biên Tây Nguyên, những người lính Biên phòng đã và đang trích lương hàng tháng của mình để chăm lo cho tương lai của nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không riêng gì con chị Thúy.

 

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, BĐBP Gia Lai bố trí một phòng riêng để các cháu học sinh có thể nghỉ ngơi và ôn lại bài tập ngay tại khu vực tổ chức “Bếp ăn tình thương”. Ảnh: Cường Nguyễn
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, BĐBP Gia Lai bố trí một phòng riêng để các cháu học sinh có thể nghỉ ngơi và ôn lại bài tập ngay tại khu vực tổ chức “Bếp ăn tình thương”. Ảnh: Cường Nguyễn



Gia đình chị Thúy (xã Ia Dal, huyện Ia H'Đrai, tỉnh Kon Tum) là “điểm dừng chân” quen thuộc của những người lính Đồn Biên phòng Sa Thầy, BĐBP Kon Tum trong nhiều năm nay, bởi một lẽ đơn giản, cậu con trai của chị chính là “con của Đồn đó”*theo lời giới thiệu của chị. Chị Thúy tươi cười kể: “Con trai tôi được Đồn Biên phòng Sa Thầy đỡ đầu từ năm 2013. Từ hồi đó tới giờ, các anh Biên phòng luôn ghé qua thăm, động viên cháu học tập”.

Chị Thúy vốn không phải là người quê gốc ở đây. Chị là người Hà Tĩnh, vào Kon Tum lập nghiệp rồi nên duyên vợ chồng với một người cùng quê. Hai vợ chồng đều là công nhân của một công ty cao su. Thủa ban đầu, cuộc sống của vợ chồng chị rất khó khăn. “Hồi đầu, chúng tôi ở nhà tập thể của công ty, ngay giữa rừng. Không có phòng riêng, tất cả công nhân đều ngủ dưới đất. Tôi bị bọ cạp cắn cho sưng cả người, mưa gió tạt vào ướt hết. Đồng lương ít ỏi, trăm thứ chi tiêu khiến cho gia đình tôi lúc nào cũng thiếu hụt” - chị Thúy nhớ lại.

Chia sẻ với cuộc sống vất vả, nhọc nhằn của vợ chồng chị Thúy, năm 2013, Đồn Biên phòng Sa Thầy đã nhận đỡ đầu con trai chị - cháu Hoàng Văn Trực. Mỗi tháng, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị trích lương, dành tặng cho con chị Thúy 500.000 đồng để trang trải chi phí học hành.

Chị Thúy tâm sự: “Từ ngày BĐBP đỡ đầu con trai tôi, sự lo lắng của vợ chồng tôi đỡ hẳn. Vợ chồng tôi vô cùng cảm động khi biết nguồn kinh phí hàng tháng mà đơn vị tặng cháu được trích từ chính tiền lương của cán bộ, chiến sĩ. Tôi hay nói với mọi người, con tôi lớn lên bằng lương bộ đội là vì thế. Ở vùng đất này, mỗi nghĩa cử của BĐBP đối với chúng tôi đều là những món quà bất ngờ chứa đựng hạnh phúc và niềm vui”.

Ở buôn Đrang Phôk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi được chứng kiến nụ cười hồn hậu của bà H'Xoài Knul và ông Y Không Niê. Trong ngôi nhà dài truyền thống của người M,nông, họ trò chuyện cởi mở với những người lính Đồn Biên phòng Sê Rê Pôk, BĐBP Đắk Lắk từ chuyện mùa màng, sức khỏe tới việc học hành của cô bé H'Phiết Knul.

Không giống như những đứa trẻ khác, H'Phiết Knul chào đời được 3 tháng thì người mẹ qua đời. Bố bỏ đi, H’Phiết Knul và các anh chị của mình được ông bà ngoại nuôi dưỡng. Ông Y Không Niê và vợ dù tuổi cao, sức yếu vẫn phải chịu khổ, phơi lưng ngoài rẫy trồng lúa, trồng mì, chăm con trâu, con bò mưu sinh nuôi cháu.

Những người lính Đồn Biên phòng Sê Rê Pôk đã gánh giúp một phần vất vả của vợ chồng bà H'Xoài Knul với việc nhận đỡ đầu cô bé này. “Bộ đội hỗ trợ mỗi tháng 500.000 đồng. Thỉnh thoảng, bộ đội còn tặng quà, quần áo,  sách vở cho con bé nữa. Từ ngày có bộ đội giúp, tôi đỡ vất vả được một phần” – ông Y Không Niê hồn hậu chia sẻ.

Rời buôn Đrang Phôk, chúng tôi tới xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Ở thủ phủ cây cao su, chúng tôi được nghe không ít chuyện cảm động về tình quân dân nơi đây. Đó là chuyện là cô bé Rơ Lan H'Yao mất mẹ khi mới 6 tuổi. Bố của H'Yao cũng không còn trên cõi đời vì bệnh gan. Chị em H'Yao mồ côi cả cha lẫn mẹ, được người dì đưa về nuôi dưỡng. Hiềm nỗi, vợ chồng người dì đều làm công nhân cạo mủ cao su, lương thưởng chẳng được bao nhiêu. Chị em H’Yao vì thế lớn lên trong sự thiếu thốn đủ bề.

Thương cảm số phận của chị em H'Yao, những người lính Biên phòng cùng chính quyền xã đã vận động nhiều nguồn quỹ, xây tặng hai chị em một ngôi nhà ngay sát nhà người dì của hai em. Không chỉ vậy, họ còn trích lương hỗ trợ người dì nuôi H'Yao. Trí óc non nớt của H'Yao chưa cảm nhận được hết tình cảm của những người lính Biên phòng, nhưng vẫn luôn ghi dấu hình ảnh “Chú bộ đội thường đến nhà cho tiền để mua thức ăn và đồ dùng học tập”- H'Yao kể.


 

Cán bộ Đồn Biên phòng Sê Rê Pôk, BĐBP Đắk Lắk tới thăm gia đình cháu H’Phiết Knul. Ảnh: Bích Nguyên
Cán bộ Đồn Biên phòng Sê Rê Pôk, BĐBP Đắk Lắk tới thăm gia đình cháu H’Phiết Knul. Ảnh: Bích Nguyên



Còn rất nhiều cô cậu học trò vùng biên đang được nuôi nấng trong vòng tay yêu thương của những người lính Biên phòng Tây Nguyên. Đó là những học trò ăn cơm ở “Bếp ăn tình thương” của Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (BĐBP Gia Lai). Kinh phí duy trì bếp ăn hoàn toàn do cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đóng góp từ tiền lương của họ. Từ khi mở bếp (năm 2012) đến nay, hàng chục học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được ăn bữa trưa miễn phí, được bố trí nơi nghỉ trưa, tặng sách vở, tạo mọi điều kiện tốt nhất để học tập. Cô bé Rơ Ma H'Win, một trong những học sinh lớn lên từ “Bếp ăn tình thương” của Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh hồn nhiên khoe với chúng tôi: “Các chú Biên phòng nấu ăn rất ngon. Con được ăn những món ăn ở nhà chưa từng được ăn bao giờ”.

Gia cảnh của H'Win khá đặc biệt. Mẹ em mất khi em mới được 4 tháng tuổi. Bố em sau đó bỏ đi lấy vợ, H'Win và chị gái lúc đó mới 8 tuổi, được bà ngoại và bác ruột nhận về nuôi dưỡng. H'win lớn lên trong sự thiếu thốn vật chất nhưng dư thừa tình cảm của bà ngoại, bác, chị gái và cả những người lính Biên phòng. Ở thời điểm con đường đến trường “chông chênh” nhất, em được Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh nuôi lớn lên từ “Bếp ăn tình thương”. Không chỉ vậy, H'win còn được đơn vị nhận đỡ đầu, hỗ trợ mỗi tháng 500.000 đồng cho tới khi em học hết lớp 12.

Những trải nghiệm ở biên giới Tây Nguyên cho chúng tôi thấy rằng, đời sống của cán bộ, chiến sĩ BĐBP còn nhiều khó khăn, song các anh vẫn dành một phần để giúp đỡ người dân, đặc biệt là trẻ em nghèo. Nghĩa cử ấy chỉ có thể xuất phát từ trái tim nồng ấm và tấm lòng rộng mở của những người lính “Bộ đội Cụ Hồ”.

An Nhiên (baobienphong)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null