Lớn lên ba kể con nghe nghề ai cũng sợ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

"Con lớn, tôi sẽ kể cho nó nghe chuyện về cuộc đời tôi, về cái nghề giữ xác người ai cũng sợ hãi. Tôi nghĩ con tôi sẽ ủng hộ tôi như mẹ nó", anh Lâm tâm sự.

Chúng tôi theo chân anh Nguyễn Sơn Lâm (44 tuổi), nhân viên phụ trách nhà đại thể bệnh viện Nhi Đồng 1, đi dọc hết con đường có hàng cây xanh rậm rạp, mát lạnh nằm ở cổng sau của bệnh viện để đến khu vực nhà đại thể. Khu vực này rất ít người lui tới, ngoại trừ anh Lâm và hai đồng nghiệp.

 
Khu vực nhà đại thể tại bệnh viện Nhi Đồng 1 nằm lặng lẽ ở cổng sau của bệnh viện.
Khu vực nhà đại thể tại bệnh viện Nhi Đồng 1 nằm lặng lẽ ở cổng sau của bệnh viện.

“Con tôi sẽ ủng hộ tôi như mẹ của nó”

Đến nơi, anh Lâm mở cánh cửa sắt hoen gỉ được khóa kỹ. Tiến vào bên trong, chúng tôi cảm nhận ngay một không khí im lìm, lạnh lẽo. Đây chính là nơi làm việc hằng ngày của anh Lâm và hai “đồng đội”.

“Hiện tại nhà đại thể ở bệnh viện Nhi Đồng 1 có ba nhân viên chia nhau túc trực 24/24. Một người làm công việc hành chính và một người trực ở nhà xác, người còn lại được nghỉ, ….cứ thế chúng tôi thay phiên nhau làm từ ngày này sang tháng nọ”, anh Lâm nói.

Trước đây, anh Lâm làm hộ lý tại phòng mổ được hơn 8 năm, cho đến năm 2014 không may anh bị tai nạn gãy chân nên mất 3 tháng để điều trị. Trong thời gian đó, vì Khoa thiếu người nên đã đề xuất một người khác thay thế. Từ đó, anh được phân công vào vị trí trông coi nhà đại thể.

Anh Lâm kể về những ngày đầu tiếp nhận công việc giữ xác người: “Tôi làm tại nhà đại thể cũng gần 3 năm, lúc đầu cũng bị tâm lý lắm nhưng được anh Hưng, người có thâm niên hơn 20 năm trong nghề, hướng dẫn nên quen dần. Nói tới xác người thì ai mà không ghê, không sợ, nhưng khi nhìn thấy xác của những đứa bé tím tái thì tôi không thể nào cầm lòng được, thương lắm”.

 

Anh Nguyễn Sơn Lâm (44 tuổi) đến với nghề trông coi nhà xác như một cái duyên.
Anh Nguyễn Sơn Lâm (44 tuổi) đến với nghề trông coi nhà xác như một cái duyên.

Anh Lâm thú thật rằng, trước đây cũng có rất nhiều người đến ứng tuyển vào vị trí trông coi nhà đại thể, nhưng họ chỉ tiếp xúc với xác người một hai lần là họ biệt tăm. Từ đó, anh không thấy họ đến làm nữa, chắc họ sợ. Nhiều người gọi anh là “bạn” của những vong hồn, anh nghe rồi cũng ậm ừ cho qua.

Nửa thật nửa đùa, anh Lâm nói: “Từ xưa giờ nhiều người nói thấy ma, thấy quỷ nhưng bản thân tôi thì không tin và cũng chưa từng thấy bao giờ, mặc dù tôi thường xuyên tiếp xúc với xác. Cũng nhờ vậy mà tôi mới trụ được với nghề này, nếu thấy chắc tôi cũng chạy sớm”.

Anh Lâm thật sự may mắn khi cả đôi bên gia đình đều ủng hộ, đặc biệt là người vợ tuyệt vời của anh. “Vợ tôi hay nói với tôi: công việc của anh có chút đáng sợ nhưng anh không làm thì ai làm. Câu nói đó cũng chính là động lực để tôi tiếp tục và hoàn thành tốt công việc của mình”, anh Lâm tự hào nói.

“Con lớn, tôi sẽ kể cho nó nghe chuyện về cuộc đời tôi, về cái nghề “giữ xác người” bao người sợ hãi. Tôi nghĩ con tôi sẽ ủng hộ tôi như mẹ nó”, anh Lâm tâm sự.

Chạy ra ngoài để... khóc

Theo anh Lâm, nếu nói làm công việc này thường xuyên tiếp xúc với xác nên dễ nhiễm bệnh từ người chết cũng đúng, nhưng chủ yếu là do cách vệ sinh, khử trùng của mình có đảm bảo hay không. “Vi khuẩn thì nơi nào mà chẳng có, nhưng tôi được học qua một lớp tập huấn về các bước vệ sinh, khử trùng. Tôi thường tắm rửa sạch sẽ trước khi về nhà, nên việc mang mầm bệnh về nhà thì cũng không đáng để lo ngại”, anh Lâm nói.

 

Khu nhà đại thể tại bệnh viện Nhi Đồng gồm có 3 phòng: Phòng chờ, nhà tang lễ, phòng lạnh.
Khu nhà đại thể tại bệnh viện Nhi Đồng gồm có 3 phòng: Phòng chờ, nhà tang lễ, phòng lạnh.

Công việc của anh Lâm và đồng nghiệp chỉ đơn giản là nhận xác, trông coi và bảo quản xác. Nhìn thì đơn giản vậy thôi, nhưng anh Lâm lại rất sợ một điều, anh sợ đến mức trốn chạy… đó là nỗi buồn của sự mất mát.

“Khi những em bé mất, sẽ được các cô hộ lý tắm rửa thay quần áo sạch sẽ hết rồi, khi các bé được chuyển đến đây là đã tươm tất, sạch sẽ. Chúng tôi sẽ mang các bé vào hộc lạnh”, anh Lâm nói.

Nhìn nhiều bé mới chào đời, cái tên còn chưa có, bản thân anh Lâm cũng xót xa lắm, nhưng anh bất lực. Anh chỉ biết làm tốt công việc hiện tại, điều đó cũng một phần giúp cho sự ra đi của các bé được thanh thản.

“Có những bé 14, 15 tuổi vì bệnh quá nặng nên không thể vượt qua, thậm chí có những có bé sơ sinh chỉ sống được một hai tuần thì mất. Chứng kiến cảnh tượng đó, tôi chỉ biết câm lặng, nhìn gia đình người chết khóc lóc trong sự bất lực”, anh Lâm trải lòng.

Trong suốt những năm tháng anh Lâm gắn bó với nghề, anh đã tiếp xúc với biết bao xác chết, cảm nhận biết bao sự đau thương, mất mát, có ngồi kể thì đến bao giờ mới hết. Nhưng trong hoài niệm của anh vẫn hằn sâu hình ảnh của một cô bé, nằm trêm chiếc xe lạnh ngắt, mà anh đã từng đưa đến nhà đại thể.

Anh Lâm kể: “Đó là trường hợp của một bé gái đáng thương khoảng 4 tuổi ở Hóc Môn. Theo người nhà kể, trong một lần được cậu chở đi ăn chè thì bị một người say xỉn tông trúng, vụ tai nạn khiến cho cả 2 cậu cháu tử vong ngay tại chỗ. Gia đình bé gào thét trong vô vọng khiến tôi phải chạy ra bên ngoài để khóc”.

Cũng đôi lần anh suy nghĩ vu vơ rồi tự hỏi, “Tại sao mình lại làm công việc này, mình sẽ bị chai lì cảm xúc mất thôi. Vì hằng ngày, hằng giờ mình phải chứng kiến cảnh tượng đau thương mất mát”. Nhưng rốt lại, anh vẫn gắn bó với công việc trông coi nhà đại thể như một cơ duyên kỳ lạ, như bấy lâu vẫn thế...

Phan Định-Hoài Nhân/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.