Lời dặn dò trước lúc lên đường ra trận và nửa thế kỷ chờ chồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giây phút gặp nhau ít ỏi trước lúc lên đường hành quân, ông Kiền dặn vợ '10 năm nữa anh không về thì em đi lấy chồng'. Đáp lại, bà Lương dặn chồng yên tâm chiến đấu còn mình sẽ chờ chồng chiến thắng trở về.

Đưa bàn tay chậm chạp miết lên bức ảnh đen trắng đã mờ theo năm tháng, bà Nguyễn Thị Lương (76 tuổi, trú phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An) bật khóc. Trong tấm ảnh cũ, bà Lương ngồi dựa lưng vào chồng, cả 2 cười tươi hạnh phúc.

“Đó là tấm ảnh duy nhất 2 vợ chồng chụp chung với nhau lúc mới cưới. Ngày đó tôi mới hơn 20 tuổi, hai vợ chồng còn trẻ, bây giờ tôi già, còn chồng…”, bà Lương nói rồi đưa tay lên gạt dòng nước mắt lăn dài trên má.

Bà Lương kể, năm 1969 bà tham dự lớp tập huấn cho cán bộ đoàn do Thành ủy Vinh tổ chức. Khi ấy, bà Lương là Phó Bí thư Đoàn Hợp tác xã Trần Phú (TP. Vinh), còn ông Nguyễn Văn Kiền (SN 1946) là Bí thư Đoàn Công ty lương thực Nghệ Tĩnh. Một tháng tập huấn cùng nhau, sắc đẹp giản dị hiền hậu của bà Lương đã “hút hồn” chàng trai trẻ.

Khi lớp tập huấn kết thúc thì ông Kiền cũng ngỏ lời yêu. Giữa năm 1970, đám cưới đơn sơ, ấm cúng được hai bên gia đình tổ chức trong tiếng vui chúc phúc của mọi người.

"Anh nói 10 năm không thấy anh về thì lấy chồng khác, tôi nói "em chỉ lấy chồng 1 lần thôi", bà Lương tâm sự.

"Anh nói 10 năm không thấy anh về thì lấy chồng khác, tôi nói "em chỉ lấy chồng 1 lần thôi", bà Lương tâm sự.

Cuối năm 1970, chiến tranh bảo vệ tổ quốc bước vào giai đoạn khốc liệt nên ông Kiền và các thanh niên trai tráng trong làng được kêu gọi tổng động viên nhập ngũ, sẵn sàng chi viện vào chiến trường miền Nam. Trước khi ông Kiền lên đường, bà Lương đã mang thai con gái đầu lòng 4 tháng tuổi. Sau khi dặn vợ đủ điều, ông Kiền cùng đồng đội di chuyển ra Thanh Hóa huấn luyện rồi tiếp tục chuyển ra Hà Bắc để tham gia khóa huấn luyện đặc biệt.

Giữa năm 1971, bà Lương sinh con khi không có chồng ở bên. Lúc này hai vợ chồng chỉ liên lạc và hỏi thăm nhau qua từng nét chữ, lá thư gửi gắm. Mãi 3 tháng sau, ông Kiền được nghỉ phép và về thăm nhà. Lần đầu gặp con, ông Kiền cứ bồng bế con mãi không thôi.

Đôi bông tai vàng là món quà tặng, là kỷ vật mà bà Lương được chồng tặng trước ngày lên đường nhập ngũ. Đôi bông tai luôn được bà đeo và giữ gìn cẩn thận như báu vật của mình.

Đôi bông tai vàng là món quà tặng, là kỷ vật mà bà Lương được chồng tặng trước ngày lên đường nhập ngũ. Đôi bông tai luôn được bà đeo và giữ gìn cẩn thận như báu vật của mình.

10 ngày nghỉ phép ngắn ngủi kết thúc, ông Kiền tạm biệt vợ, con rồi quay trở lại đơn vị. Trước khi lên đường, bà Lương may cho chồng 2 bộ quần áo mang đi. Nhưng ông Kiền chỉ lấy 1 bộ, bộ còn lại ông Kiền dặn “để ở nhà cho vợ con đỡ nhớ và sau này về còn có mà mặc”.

Cuối năm 1971, đơn vị ông Kiền được lệnh di chuyển vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Trên đường hành quân, đơn vị nghỉ chân ở huyện Nghi Lộc. Ông Kiền lên trình bày với chỉ huy nhà gần đây nên xin về thăm vợ con một lát.

Những lá thư vợ chồng bà Lương gửi cho nhau với tình yêu thương đong đầy. Mới đây, bà Lương đã hiến tặng những lá thư này cho Bảo tàng Quân khu 4 để lưu giữ.

Những lá thư vợ chồng bà Lương gửi cho nhau với tình yêu thương đong đầy. Mới đây, bà Lương đã hiến tặng những lá thư này cho Bảo tàng Quân khu 4 để lưu giữ.

Tranh thủ thời gian ngắn ngủi về thăm vợ thăm con lần 2, ông Kiền cứ ôm ấp mãi vợ con trong lòng mình để thỏa niềm thương nhớ. Ôm con vào lòng, ông Kiền căn dặn “Con ở nhà ngoan, nghe lời mẹ, con canh mẹ cho ba nhé”. Lấy đôi bông tai vàng giấu trong túi áo, ông Kiền tặng vợ rồi quay lại đơn vị cho kịp hành quân.

“Tờ mờ sáng, tôi nấu xôi, gói lại rồi đạp xe tìm đơn vị của anh ấy. Gặp nhau, 2 vợ chồng cứ đứng nhìn nhau mãi không thôi rồi anh nói: “Anh đi 10 năm nữa không về thì em hãy đi lấy chồng khác nhé”. Sững sờ, lo lắng, tôi dặn anh yên tâm chiến đấu, “em chỉ lấy chồng một lần thôi”. Cả hai chia tay nhau, anh lên ô tô đơn vị rồi đi mãi đến tận bây giờ…”, bà Lương nói mà 2 mắt ngấn lệ.

Đó cũng là lần cuối cùng bà Lương được gặp chồng. Khoảng thời gian sau, vợ chồng bà Lương chỉ gửi gắm tình yêu thương qua những lá thư viết vội trên đường hành quân. Những lá thư lúc dài lúc ngắn nhưng đó là tình yêu thương đong đầy của người chồng gửi vợ, của người cha gửi cho con từ chiến trường gian khó. Những lá thư gửi về cũng là niềm động viên, điểm tựa để người vợ trẻ có thêm sức mạnh chăm con, chờ chồng.

Mỗi lần lên thắp hương, bà Lương lại nhớ chồng rồi bật khóc.

Mỗi lần lên thắp hương, bà Lương lại nhớ chồng rồi bật khóc.

Trong hàng chục lá thư gửi về nhà, người lính trẻ nhiều lần hứa hẹn “đất nước thống nhất anh sẽ trở về”. Nhưng rồi lời hứa ấy mãi không thực hiện được. Người chiến sĩ trẻ ngã xuống ở chiến trường Tây Ninh khi chỉ còn một ngày nữa đất nước được thống nhất.

“Nhận giấy báo tử về mà tôi chết lặng, đến bây giờ tôi vẫn không tin anh ấy đã mất, cứ nghĩ anh ấy chỉ đi đâu đó rồi sẽ về với mẹ con tôi”, bà Lương vẫn ngóng chờ chồng dù đã nửa thế kỷ trôi qua.

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.