Lở đất tại Uganda, trên 120 người thiệt mạng và mất tích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 29/11, Hội Chữ thập Đỏ Uganda thông báo, số người thiệt mạng trong trận lở đất xảy ra tại một số ngôi làng ở miền Đông Uganda đã tăng lên 20 người, trong khi hơn 100 người khác vẫn còn mất tích.

Hoạt động cứu hộ được tiến hành tại hiện trường vụ sạt lở đất ở thủ đô Kampala, Uganda ngày 10/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Hoạt động cứu hộ được tiến hành tại hiện trường vụ sạt lở đất ở thủ đô Kampala, Uganda ngày 10/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN

Trận lở đất này đã tàn phá nghiêm trọng các khu vực, gây ra những tổn thất lớn về người và tài sản.

Trước đó một ngày, chính quyền Uganda đã xác nhận số người thiệt mạng là 15 và 113 người mất tích. Tuy nhiên, đây có thể chưa phải là con số cuối cùng. Hiện các đội cứu hộ đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khu vực bị ảnh hưởng do một số cây cầu bị nước lũ cuốn trôi và đường sá hư hỏng nghiêm trọng.

Hội Chữ thập Đỏ xác nhận trận lở đất trên đã phá hủy 125 ngôi nhà, khiến khoảng 750 người phải rời bỏ nhà cửa. Vùng bị ảnh hưởng nằm ở huyện Bulambuli, cách thủ đô Kampala khoảng 300 km về phía Đông, gần biên giới với Kenya. Nhiều ngôi làng tại đây đã bị tàn phá hoàn toàn sau những trận mưa xối xả kéo dài.

Thủ tướng Uganda - bà Robinah Nabbanja đã có chuyến thăm khu vực bị ảnh hưởng vào ngày 29/11. Văn phòng Thủ tướng trước đó cũng đã phát cảnh báo về tình trạng thiên tai do mưa lớn tại nhiều khu vực của đất nước, đặc biệt là miền Đông Uganda.

Ngoài trận lở đất, một thảm họa khác cũng xảy ra tại phía Tây Bắc Uganda, nơi sông Tangi, một nhánh của sông Nile Trắng, đã vỡ bờ và cắt đứt một con đường chính dẫn đến Nam Sudan. Thảm họa lũ lụt này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông trong vùng.

Mùa mưa năm nay tại Uganda đã kéo dài từ đầu tháng 11, gây ra những trận mưa lớn liên tiếp suốt 3 ngày. Mưa lớn đã gây thiệt hại nặng nề cho cơ sở hạ tầng giao thông của đất nước, làm gia tăng nguy cơ xảy ra thảm họa và khủng hoảng nhân đạo. Những thảm họa này đã tạo ra những thử thách lớn đối với chính quyền và các tổ chức cứu trợ.

Có thể bạn quan tâm

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null