Lễ mừng lúa mới ở Brang Đak Kliết chứa đựng nhiều giá trị độc đáo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Dân làng Brang Đak Kliết (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức thành công lễ mừng lúa mới. Đây là lễ hội truyền thống của người Bahnar với những nét rất riêng, đậm đà bản sắc văn hóa và chứa đựng nhiều giá trị độc đáo.

Không chỉ là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng thể hiện mối quan hệ thiêng liêng và sự biết ơn của con người với thế giới tự nhiên, mà trong lễ mừng lúa mới, hệ giá trị gia đình, sự cố kết cộng đồng được tôn vinh ở mức độ cao nhất.

Dân làng cùng chung vui

Người dân ở làng Brang Đak Kliết đã chuẩn bị cho lễ mừng lúa mới trước đó cả tháng. Buổi chiều trước ngày khai hội, phụ nữ trong làng mặc những bộ váy áo đẹp nhất với đầy đủ trang sức truyền thống, đeo gùi lên rẫy suốt lúa bằng tay, thể hiện sự tôn trọng đối với mẹ lúa. Bà Đinh Thị Phong vừa suốt lúa vừa hát một làn điệu dân ca trong niềm hân hoan. Bà cho biết: “Người Bahnar từ xa xưa sống nhờ lúa rẫy, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Vậy nên, ai cũng có lòng biết ơn thiên nhiên. Đây là đám lúa rẫy để lại sau mùa thu hoạch để làm cốm mới-lễ vật tạ ơn thần linh trong ngày mừng lúa mới, ngày hội quan trọng để tạ ơn mẹ lúa, tạ ơn thiên nhiên”. Lúa rẫy sau đó được mang về nhà rông, rang sơ trên bếp củi và đưa vào cối giã cốm. Tiếng chày nện thình thịch vọng ra từ nhà rông, từ những nếp nhà sàn của các gia đình Bahnar khiến lòng người thêm rạo rực, mong chờ.

 Phụ nữ Bahnar lên rẫy suốt những bông lúa bằng tay để chuẩn bị dâng các vị thần linh trong lễ mừng lúa mới. Ảnh: Hoàng Ngọc
Phụ nữ Bahnar lên rẫy suốt những bông lúa bằng tay để chuẩn bị dâng các vị thần linh trong lễ mừng lúa mới. Ảnh: Hoàng Ngọc



Sáng sớm, cơn mưa trái mùa mang theo những cơn gió thổi ầm ào thốc tới nhà rông. Vậy nhưng, từ khắp các ngả đường, những phụ nữ váy áo chỉnh tề gùi những ghè rượu thơm nồng đi về phía ngôi nhà chung của làng. Rượu được xếp thành 2 dãy dài từ đầu này đến đầu kia giữa nhà. Già làng Đinh Văn Không được giao trọng trách hướng dẫn dân làng tiến hành lễ cúng, bắt đầu là nghi thức cúng tổ tiên, tiếp đến cúng các thần linh (thần núi, thần sông…) và sau cùng là lễ cúng ma (atâu). Hội đồng già làng dâng lễ vật cảm tạ thần linh phù hộ cho dân làng Brang Đak Kliết gặp nhiều may mắn trong lao động sản xuất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, lúa về đầy kho; dân làng không bệnh tật, có cuộc sống ấm no. Trong suốt buổi lễ, một ngọn nến được thắp sáng trên miệng ghè rượu. Đó vừa là ánh sáng vật lý, vừa là ánh sáng nguồn cội, đưa đường chỉ lối để người Bahnar không bao giờ lầm lạc.

Nghi lễ kết thúc, nồi cơm gạo mới cùng những lễ vật dâng lên thần linh được chia đều. Mọi người quây quần ăn chén cơm gạo mới, sau đó hòa vào cuộc vui chung. Đội chiêng và xoang sau khi trình diễn bài chiêng mừng lúa mới đi một vòng uống lần lượt từng ghè rượu. Mọi người uống rượu, ăn cốm mới, không quên mời khách cùng thưởng thức. Sự mến khách của người Bahnar khiến người được mời khó lòng từ chối.

Giữa cuộc vui chung, từng gia đình quây quần bên ghè rượu, người chồng mời vợ uống trước, bốc cốm đưa vào miệng vợ. Người vợ cũng làm những hành động tương tự với chồng để đáp lễ. Sau đó, người mẹ sẽ đút cốm lần lượt cho những đứa con, rồi đến các cháu. Cuối cùng, các thành viên trong gia đình rắc cốm lên đầu nhau cùng những lời dặn dò riêng tư chỉ người trong cuộc mới hiểu. Bà Phong cho biết: “Người Bahnar vẫn theo chế độ mẫu hệ nên trong mọi nghi lễ quan trọng của cộng đồng, phụ nữ luôn là người đầu tiên được uống rượu, sau đó mới đến các thành viên khác”. Cũng theo bà Phong, tuy theo chế độ mẫu hệ nhưng không phải mẫu quyền. Vì vậy, mọi thành viên trong gia đình đều bình đẳng và được tôn trọng ngang nhau. Dù thể hiện tình cảm một cách tinh tế, sâu xa trong lễ hội, nhưng đây cũng là cơ hội để nhìn thấy những gia đình Bahnar gìn giữ giá trị gia đình bền chặt như thế nào. Gia đình chính là cộng đồng nhỏ đầu tiên của con người. Sự gắn bó từ những cộng đồng nhỏ như vậy tạo nên sự gắn kết bền chặt cho một cộng đồng lớn, đây cũng là đặc trưng trong lối sống tạo nên giá trị văn hóa của các dân tộc bản địa ở Trường Sơn-Tây Nguyên.

Bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống

 Người phụ nữ được chồng mời uống rượu, ăn cốm mới. Ảnh: Hoàng Ngọc
Người phụ nữ được chồng mời uống rượu, ăn cốm mới. Ảnh: Hoàng Ngọc


Việc phục dựng nghi lễ của đồng bào Bahnar, Jrai được Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San tổ chức hàng năm ở các địa phương nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Lễ mừng lúa mới ở làng Brang Đak Kliết cũng là một lễ hội phục dựng do Nhà hát phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Pơ tổ chức. Nhưng có thể thấy, không có chất “phục dựng” mà đúng nghĩa là một lễ hội dân gian của những chủ nhân văn hóa. Những nghi lễ, nghi thức truyền thống và chất hội hè diễn ra như những gì vốn có. Già làng Đinh Văn Không chia sẻ: “Làng quyết định mọi việc cho lễ hội. Hội đồng già làng thông báo đến tất cả bà con dân làng từ tháng trước, giao nhiệm vụ cho từng đoàn thể, từng thành viên của làng, từ việc chuẩn bị trang phục, cồng chiêng đến các vật lễ… để làm lễ cúng. Đây là lễ hội truyền thống từ ông bà xưa để lại, dân làng vẫn duy trì hàng năm chưa bỏ năm nào. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, dân làng sẽ luôn đoàn kết, gìn giữ các lễ hội truyền thống không để mai một, làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc”.

Ông Nguyễn Tấn Ba-Phó Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San-cho biết: “Mừng lúa mới là nghi lễ được bà con Bahnar ở xã Ya Hội tổ chức hàng năm. Đây là điểm sáng thể hiện ý thức của người dân trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Nhà hát tổ chức phục dựng các lễ hội để khuyến khích người dân, để họ nâng cao ý thức trân trọng và tự hào về di sản văn hóa của mình. Thời gian tới, Nhà hát sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục triển khai phục dựng các nghi lễ truyền thống của người bản địa, qua đó để kiểm tra, đánh giá thực tế đời sống văn hóa của bà con ở các buôn làng để góp phần bảo vệ, đồng thời giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”.

 

 HOÀNG NGỌC
 

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.