Lệ hồi tỵ độc đáo của Việt Nam từng áp dụng rất nghiêm ngặt dưới triều Nguyễn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lệ hồi tỵ là từ Hán Việt, có nghĩa là tránh đi, được đặt ra để ngăn chặn tình trạng nhiều người trong một đại gia đình làm chung dễ dẫn đến liên kết nhũng nhiễu người dân, được thực hiện rất nghiêm ngặt dưới triều Nguyễn.

 Một vị quan lại dưới triều Nguyễn. Ảnh: Ảnh: Nguyentl
Một vị quan lại dưới triều Nguyễn. Ảnh: Nguyentl


Dưới triều Nguyễn, lệ hồi tỵ được áp dụng rất chặt chẽ, cha con, anh em, họ hàng thân thích không được làm chung với nhau trong một nha môn hay một hạt, nếu triều đình không biết mối quan hệ giữa họ với nhau mà bổ về làm chung thì các đương sự phải tự khai để đổi một người đi chỗ khác. Ở mỗi khoa thi, các quan chức được cử làm khảo quan mà có anh em hay con cháu dự kỳ thi đó thì cũng phải xin hồi tỵ.
 

Đội vệ binh dưới triều Nguyễn. Ảnh: T.L
Đội vệ binh dưới triều Nguyễn. Ảnh: T.L


Trong tác phẩm mới Xã hội Việt Nam thời Lê - Nguyễn (do Dtbooks và NXB Hồng Đức) vừa ấn hành, tác giả Lê Nguyễn kể: “Năm 1831, vua Minh Mạng định rằng các quan chức ở ngạch thông phán (tòng lục phẩm), kinh lịch (chánh thất phẩm) ở các trấn, nếu là người ở bản hạt, phải đổi đi qua một hạt khác để tránh vì tình riêng mà sinh ra những điều tệ hại. Năm 1836, nhà vua lại định rằng những quan chức làm ở một nha môn từ 3 năm trở lên phải được đổi sang nha môn khác; các thông lại, lại mục nguyên quán ở phủ huyện nào thì không được làm việc tại phủ huyện đó. Đến triều Thiệu Trị, năm 1844, nhà vua còn đi xa hơn, định rằng những họ hàng có tang phục ba tháng trở lên, những người là bố vợ, anh em ruột của vợ, chồng chị, chồng em của vợ đều phải hồi tỵ, không được làm chung với nhau tại một nha môn”.

Cũng theo sách đã dẫn: “Đến triều Đồng Khánh, năm 1887, triều đình định rằng các quan lại làm cùng một tỉnh hay một nha môn, những người có nguyên quán cùng một huyện mà lại có giao tình thân thiết thì được cho hồi tỵ. Trong cùng một bộ hay một tỉnh, nếu trong bốn ấn quan (quan lại có sử dụng ấn tín, từ chánh ngũ phẩm trở lên), có đến ba người xuất thân cùng một hạt thì những người này cũng phải hồi tỵ. Trong trường hợp có người cùng làm ở chung làng với mẹ hay vợ thì phải trình báo quan trên và đợi chỉ nhà vua định đoạt”.

Trong số các trường hợp đó thì nhà nghiên cứu Lê Nguyễn tiết lộ cụ Phan Thanh Giản được xem là một nhân vật tiêu biểu cho tinh thần “bất vị thân”. Khi cụ giữ tới chức Kinh lược sứ, hàm Hiệp biện Đại học sĩ, nhất phẩm triều đình nhưng các con trai cụ là Phan Liêm và Phan Tôn, dù tuổi đời đã trên dưới 30, vẫn không có một địa vị nào đáng kể trong xã hội.

 

Chân dung quan đại thần Phan Thanh Giản. Ảnh: T.L của nhà nghiên cứu Lê Nguyễn
Chân dung quan đại thần Phan Thanh Giản. Ảnh: T.L của nhà nghiên cứu Lê Nguyễn


Được biết, tại miền Nam trước 1975, thì lệ hồi tỵ trong ngành tư pháp khá cụ thể và rõ ràng, nếu như viên chánh án một tỉnh thụ lý một vụ án mà nguyên cáo hay bị cáo, nguyên đơn hay bị đơn có quan hệ huyết thống hoặc mối thâm giao với mình, viên chức này sẽ xin hồi tỵ, cơ quan tư pháp trung ương sẽ cử một chánh án khác ở nơi gần đó sang xét xử nội vụ. Nhờ đó, tránh được những tiêu cực xảy ra có thể gây bất bình trong dư luận.

“Vì vậy, dẫu có lệ hồi tỵ hay không thì vào thời nào và ở đâu cũng vậy, nếu để xảy ra những kẻ chỉ biết lạm dụng chức quyền, trọng dụng bọn dốt nát và xu nịnh, quay lưng ngoảnh mặt lại với người tài, sẽ mang trọng tội với lịch sử...”, tác giả Lê Nguyễn nhấn mạnh trong sách Xã hội Việt Nam thời Lê - Nguyễn.

Theo QUỲNH TRÂN (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt lại náo nức với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, nét đẹp tặng chữ đầu xuân đã trở thành một truyền thống hiếu học của dân tộc và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.