Lễ hội hoa ban tỉnh Điện Biên diễn ra từ 13-3 đến 16-3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lễ hội hoa ban và Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VIII (gọi tắt là Lễ hội, Ngày hội) diễn ra từ 13 đến 16-3. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc được tỉnh Điện Biên tổ chức hàng năm vào mùa hoa ban nở rộ trên khắp núi rừng Tây Bắc.

hoabandb2.jpg
Mùa hoa ban khoe sắc ở núi rừng Tây Bắc. Ảnh: Internet

Lễ hội, Ngày hội năm nay sẽ diễn tại TP. Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) gồm 8 hoạt động chính: Lễ dâng hương tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ; lễ khai mạc; hoạt động văn hóa (liên hoan dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc, trình diễn show thực cảnh và giới thiệu huyền tích, lịch sử và các vũ điệu dân gian); hoạt động thể thao (tung còn, bắn nỏ, giã bánh giầy, kéo co, thi kéo pháo, thồ đạn); hoạt động du lịch giới thiệu không gian văn hóa vùng cao và trưng bày, quảng bá sản phẩm du lịch; diễu hành đường phố với chủ đề “Sắc màu Điện Biên”.

Đặc biệt, cuộc thi Người đẹp Hoa Ban năm 2025 được tổ chức lần thứ 4 nhằm tìm kiếm những gương mặt xuất sắc đại diện cho vẻ đẹp, cốt cách, tâm hồn và trí tuệ của người phụ nữ vùng đất hoa ban, làm đại sứ thương hiệu văn hóa, du lịch cho tỉnh Điện Biên.

hoaban-taybac.jpg
Lễ hội hoa ban là sự kiện văn hóa đặc sắc thu hút du khách và bạn bè đến với vùng đất Điện Biên. Ảnh: Internet

Ngoài ra, tỉnh Điện Biên còn tổ chức một số hoạt động trước và sau lễ hội ở nhiều huyện, thị xã như lễ hội đua thuyền đuôi én tại thị xã Mường Lay, lễ hội hoa anh Đào tại TP. Điện Biên Phủ; hội chọi bò huyện Điện Biên Đông; hội chọi Dê và biểu diễn khèn Mông tại huyện Tủa Chùa…

Lễ hội, Ngày hội là dịp để tôn vinh vẻ đẹp của loài hoa biểu tượng cho vùng đất Điện Biên, là cơ hội để quảng bá văn hóa dân tộc và thúc đẩy du lịch địa phương. Đồng thời, đây là hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc và đất nước, góp phần tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, con người Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Chị Nay H'Tó (buôn Phu Ma Miơng, xã Ia Rtô) khởi nghiệp với thịt heo gác bếp và rượu cần. Ảnh: Vũ Chi

Về làng thưởng thức thịt heo gác bếp

(GLO)-Nói đến văn hóa ẩm thực của đồng bào Jrai tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) không thể không nhắc đến thịt heo gác bếp. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy, thịt heo gác bếp đã thành một đặc sản mà bất kỳ ai khi xuống buôn làng ngày Tết đều muốn một lần thưởng thức và cảm nhận.

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

(GLO)- Ngày Tết, hầu hết đều chọn đến những điểm vui chơi náo nhiệt trong các chuyến du Xuân. Song nhiều người chọn hòa mình vào thiên nhiên và núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến ưa thích.

Làng chài bên dòng Krông Năng

Làng chài bên dòng Krông Năng

(GLO)- Là phụ lưu của sông Ba, dòng Krông Năng không chỉ cung cấp nguồn nước cho hàng ngàn héc ta cây trồng đôi bờ mà còn là nơi mưu sinh của nhiều ngư phủ. Dẫu còn nhiều khó khăn, song với người dân làng chài bên dòng Krông Năng, việc đánh bắt thủy sản an toàn là cách trả ơn dòng sông thân yêu.

Nhà rông truyền thống làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) là nơi diễn ra nhiều hoạt động lễ hội văn hóa quan trọng. Ảnh: M.N

Mơ Hra-Đáp phấn đấu trở thành làng du lịch cộng đồng

(GLO)- Với lợi thế về vị trí địa lý và bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Bahnar, làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng) được huyện Kbang chọn đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. Mục tiêu đề ra là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đào phai xứ Thanh khoe sắc trên đất Mang Yang

Đào phai xứ Thanh khoe sắc trên đất Mang Yang

(GLO)- Đào phai Quảng Chính là giống đào nổi danh của xứ Thanh. Nhờ sự đam mê và kiên trì, chị Bùi Thị Hương (SN 1973, tổ 4, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã tạo ra vườn đào Quảng Chính khoe sắc trên mảnh đất Mang Yang trong dịp Tết năm nay.