Làng chài miền Tây Nam bộ trên hồ thủy điện Sê San 4

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngược dòng nước, hơn 30 hộ dân miền Tây Nam bộ rời quê hương mang theo giấc mộng về một cuộc sống đầy đủ đến lòng hồ thủy điện Sê San 4 (Kon Tum) mưu sinh. Sau hơn 10 năm, cuộc sống của họ đã dần ổn định. 

Từ một làng chài nhỏ ở vùng biên, nay trở thành một địa điểm du lịch nghỉ dưỡng được khách thập phương biết đến.

Về với cao nguyên bazan

Những ngày tháng 6, chúng tôi vượt hàng trăm cây số đến huyện biên giới Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum) để thăm làng chài tại lòng hồ thuỷ điện Sê San 4. Sau hơn 3 tiếng di chuyển dưới trời nóng như đổ lửa, chúng tôi đã đến được biên giới giáp ranh Campuchia. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, chúng tôi đến bến thuyền thôn 7 (xã Ia Tơi) và di chuyển ra lòng hồ thuỷ điện. Thuyền máy rẽ nước khoảng 10 phút, khung cảnh hiện lên trước mắt chúng tôi là những căn nhà bè nằm san sát nhau mang đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam bộ. Đó là làng chài trên sông Sê San.

Ngôi làng có 34 hộ, mỗi hộ chỉ một nhà bè nổi trên mặt nước. Hơn 10 năm trước, những hộ dân này phiêu dạt từ khắp nơi (An Giang, Hậu Giang, Cà Mau…) về đây lập nghiệp. Mỗi ngày, họ mưu sinh nhờ vào những con cá, con tôm,…trên lòng hồ thủy điện Sê San 4.

Với thời gian hơn 14 năm sống giữa lòng hồ, anh Nguyễn Thành Nhân (42 tuổi, quê gốc ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) vẫn không thể quên những ký ức thuở vùng ấy còn hoang sơ. Anh Nhân kể, do cuộc sống gia đình khó khăn, ở quê anh phải bỏ học sớm, mưu sinh sống qua ngày bằng việc làm ruộng và đánh bắt cá. Cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh lên TPHCM làm công nhân. Tuy nhiên, đồng lương quá ít ỏi khiến cuộc sống rơi vào bế tắc. Vào năm 2009, anh Nhân vô tình biết được, hồ thủy điện Sê San 4 vừa được hoàn thành và dồi dào thủy sản. Miếng ăn không đủ, công việc lại bấp bênh nên anh quyết định đưa cả gia đình lên đây lập nghiệp.

Người dân chài của người dân miền Tây Nam bộ trên hồ Sê San4 nuôi cá lồng

Người dân chài của người dân miền Tây Nam bộ trên hồ Sê San4 nuôi cá lồng

“Thời điểm đó, nơi này khá hoang vu, khu vực xung quanh không có một ai sinh sống. Thời gian đầu, số cá bắt dùng để ăn hàng ngày. Khoảng một tuần sau, gia đình ai nấy cũng ngán nên mang bán lấy tiền. Nhưng số tiền bán được chỉ mua một số thực phẩm cần thiết trong vài ngày. Sau này thích nghi, tôi đánh bắt được nhiều hơn. Có đêm được khoảng 30-40kg cá, thu về cả triệu đồng mỗi ngày”, anh Nhân chia sẻ.

Lấp ló những tia sáng

Theo anh Nhân, trước đây, làng chài Sê San thuộc địa phận 2 xã Ia O (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) và Ia Tơi (huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum). Các hộ dân sinh sống ở đây vốn không có hộ khẩu. Anh Nhân kể, trước đây, cứ mỗi lần lực lượng chức năng đi kiểm tra, người dân lại ra hiệu cho nhau di chuyển bè từ phía này sang phía kia của lòng hồ nên lúc nào cũng bất an. “Có hôm chính quyền 2 tỉnh đi kiểm tra, tôi phải kéo lưới để trốn…”, anh Nhân nhớ lại.

Tưởng chừng cuộc sống cứ mãi bấp bênh nhưng đến năm 2015, theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện Ia H’Drai được thành lập trên cơ sở tách ra một phần địa giới hành chính huyện Sa Thầy. Những quyết sách đã mở ra cơ hội định cư cho dân làng chài nhỏ. Mỗi hộ được hỗ trợ 400m2 đất ở, 50 triệu đồng và nhập khẩu ở huyện mới. Đồng thời cơ sở hạ tầng được đầu tư. Đặc biệt, đến năm 2018, hàng chục căn nhà Đại đoàn kết trị giá 50 triệu đồng được đầu tư, xây dựng sát hồ thủy điện Sê San 4 cho người dân. Đó cũng là thời điểm người dân làng chài Sê San được đón cái Tết Nguyên đán đầu tiên tại xứ mới một cách trọn vẹn.

Người dân đầu tư thuyền máy, áo phao phục vụ du lịch

Người dân đầu tư thuyền máy, áo phao phục vụ du lịch

Bồng bềnh ngắm cảnh hồ thủy điện Sê San 4

Bồng bềnh ngắm cảnh hồ thủy điện Sê San 4

Từ đó, cuộc sống của anh Nhân và hàng chục hộ dân làng chài Sê San như bước sang một trang mới. Khi hay tin, ai nấy đều vui mừng khôn xiết. Có người còn khóc nấc lên vì vui sướng. Anh Nhân phấn khởi chia sẻ, từ nguồn hỗ trợ, thêm số tiền tiết kiệm được trong bao năm qua, 2 vợ chồng đã xây dựng một căn nhà trên bờ. Số tiền còn lại đầu tư 10 lồng nuôi cá chình, cá bống, cá thác lác,… Có khoản thu nhập này, cuộc sống gia đình anh dần ổn định. Hiện 2 đứa con được học hành và đang học đại học.

Phát triển du lịch bền vững

Lòng hồ thuỷ điện Sê San 4 rộng hàng trăm héc-ta, có nguồn thuỷ sản rất phong phú. Mỗi ngày, một hộ đánh bắt được hàng chục kg cá nhưng cách xa trung tâm, di chuyển khó khăn nên giá sản phẩm đánh bắt chỉ bằng khoảng 1/3-1/4 so với bán ở chợ. Trong thế khó, người dân làng chài Sê San đã nghĩ ra ý tưởng phát triển làng chài theo hướng kinh doanh dịch vụ du lịch. Anh Nhân chia sẻ, sau khi làng chài phát triển, nhiều du khách các tỉnh lân cận như Gia Lai, Quảng Nam,… đã vượt hàng chục cây số đến tham quan, vui chơi. Qua các đợt như thế, anh đặt câu hỏi: “Tại sao không phát triển làng chài theo một hướng khác, thay vì đi xa để tiêu thụ sản phẩm?”.

Ông Lê Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Tơi cho biết, làng chài Sê San đã thành lập Hợp tác xã Sê San. Kể từ khi thành lập, các mô hình khởi nghiệp nuôi cá lồng bè được đẩy mạnh nên đời sống người dân nơi đây ngày càng phát triển, khởi sắc. Sau hơn 10 năm lập nghiệp, nay đời sống của người dân làng chài đã khấm khá hơn trước, con cái của họ được học hành đầy đủ. Trong làng hầu như không còn hộ nghèo. Đặc biệt, làng chài du lịch đang trong tầm nhìn chiến lược của chính quyền địa phương và mơ ước của những cư dân làng chài Sê San.

Nhiều đêm trằn trọc, nung nấu dự định, năm 2016, anh đã mạnh dạn mua sắm thuyền máy để vận chuyển khách du lịch tham quan lòng hồ và thác Mơ (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Đồng thời đầu tư xây dựng nhà bè để kinh doanh nhà hàng ăn uống. “Khi đến với làng chài, du khách được thưởng thức các loại cá tươi tự nhiên hoặc nuôi ở lòng hồ, hoà mình vào không gian thiên nhiên đẹp nao lòng. Hiện trung bình mỗi tháng, bè gia đình anh Nhân đón khoảng 100-200 lượt khách. Tháng cao điểm có khi lên 400-500 lượt khách. Bình quân thu nhập mỗi tháng từ 20-40 triệu đồng”, anh Nhân phấn khởi.

Gia đình anh Đặng Văn Thuộc (42 tuổi, quê gốc ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) hiện đang có 6 lồng cá các loại, như cá lóc, cá mè dinh,…trên hồ Sê San 4. Anh Thuộc chia sẻ, sau 15 năm sinh sống tại lòng hồ, 2 vợ chồng đã quyết định mở dịch vụ tham quan, ăn uống phục vụ khách du lịch gần xa.

Có thể bạn quan tâm

Vào thủ phủ na xứ Lạng

Vào thủ phủ na xứ Lạng

Chính thu. Tôi ngược quốc lộ 1A từ thành phố Lạng Sơn trở lại vùng đất Chi Lăng lịch sử. Quê tôi vốn là mảnh đất hiểm trở với dãy núi Kai Kinh sừng sững nhưng lại là thỗ nhưỡng màu mỡ tạo nên những trái na đặc sản nức tiếng.

Khởi nghiệp xanh khi đầu đã bạc

Khởi nghiệp xanh khi đầu đã bạc

Từ vùng đất hoang hoá, kém màu mỡ, vợ chồng cụ bà 73 tuổi đã phủ màu xanh cho đất, và thu tiền tỷ từ việc khai thác tiềm năng loài tre bốn mùa. Diện tích tre bốn mùa của gia đình bà trở thành đặc sản “độc nhất vô nhị” ở tỉnh Đắk Nông.

Làng Việt Nam: Thi Phổ Nhứt từng được mệnh danh 'tiểu Đồng Nai'

Làng Việt Nam: Thi Phổ Nhứt từng được mệnh danh 'tiểu Đồng Nai'

Làng tôi cũng giống như bao làng khác ở Việt Nam. Ngày xưa, làng có tên Thi Phổ Nhứt, được mệnh danh là 'tiểu Đồng Nai' vì ruộng làng tôi là nhất đẳng điền, lúa cấy xuống vươn lên xanh ngát một màu. Vụ mùa cũng như vụ chiêm, lúa thu hoạch mỗi sào tính bằng nhiều giạ. Không thua gì lúa Đồng Nai.

Những bến đò thương nhớ Sài Gòn - TP.HCM

Những bến đò thương nhớ Sài Gòn - TP.HCM

Không phải chỉ miền Tây Nam bộ mới là vùng sông nước, Sài Gòn - TP.HCM là thành phố dọc ngang kênh rạch, là nơi từng dày đặc những bến đò. Cùng với sự hình thành và phát triển đô thị, những chuyến đò ngang, đò dọc đã trở thành phần không thể tách rời với tầng lớp thị dân.

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

(GLO)- Sau ngày giải phóng, tỉnh Gia Lai nói chung và các vùng căn cứ cách mạng nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với truyền thống anh hùng cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế, bộ mặt nông thôn các xã vùng căn cứ cách mạng đã có bước khởi sắc đáng ghi nhận.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

(GLO)- Sự hiện hữu của những cây cầu, cống thuộc Dự án LRAMP đã giúp các địa phương trong tỉnh giải quyết một phần “bài toán” về giao thông. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn còn nhiều điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất cần được tiếp sức từ những “nhịp cầu lòng dân”.

Nỗi ám ảnh khôn nguôi ở Làng Nủ

Nỗi ám ảnh khôn nguôi ở Làng Nủ

Cuối tuần, các em học sinh học nội trú lại trở về thôn Làng Nủ và nỗi nhớ bạn càng thêm quay quắt. Cậu học sinh Ma Trường Quyền vẫn mơ thấy người bạn thân, nhưng khi tỉnh dậy lại buồn vì bạn đã mất rồi.
Tìm lại tên cho đồng đội

Tìm lại tên cho đồng đội

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.
Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.