Emagazine

E-magazine Khúc hoan ca làng chài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Làng chài hiện ở địa phận xã Ia Tơi (huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum), nhưng công cuộc phát triển kinh tế gia đình lại có sự liên quan không nhỏ đến huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai). Đâu chỉ là theo con cá qua địa phận tỉnh Gia Lai buông lưới. Đó là những đoàn khách du lịch tham quan các thắng cảnh ở huyện Ia Grai rồi vòng qua làng chài theo tour. Và, đó còn là việc con cá chuyển qua, hàng hóa thiết yếu phục vụ cuộc sống chuyển lại.

7 năm trước, tôi có dịp đến làng chài trên dòng Sê San. Khi đó, làng có 24 hộ sống trên nhà bè tạm bợ thưng bạt, đáy bằng lồ ô để mưu sinh bằng nghề đánh cá. Nghe nói sông Sê San có cá lăng, anh vũ, mè dinh, nhiều ngư dân di cư lên đây buông câu, thả lưới. Tôi còn nhớ như in lời ông Trần Tằm-một trong những ngư dân đầu tiên đến đây kể chuyện từ tỉnh Thừa Thiên-Huế ngược lên Tây Nguyên mưu sinh: Nhà ông có 6 miệng ăn nên thiếu đói quanh năm. Khi biết sông Sê San đa dạng về các loại thủy sản, vợ chồng ông dắt nhau lên đây mưu sinh từ năm 2009. Ông gửi 4 đứa con cho người thân ở quê trông giúp. Mỗi đêm buông lưới thu về 200-300 ngàn đồng, hơn đứt khi còn ở Huế. Thậm chí, những năm đầu mới lên, có khi còn đánh bắt được cá to, nặng đến 30-40 kg, bán được tiền triệu. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình ổn định hơn.

Hành trình đến với con nước Sê San của gia đình anh Nguyễn Văn Triều (quê ở tỉnh An Giang) và hơn chục hộ người cùng quê cũng không khác gia đình ông Trần Tằm. Tiếng đồn về thủy sản phong phú đã khiến họ tìm đến nơi này. Khi mới lên, nhà nào cũng nghèo, thiếu thốn đủ thứ.

Sau 7 năm trở lại làng chài, tôi vẫn thấy bóng mây duềnh theo con nước xanh thẳm nhưng nhà cửa của ngư phủ đã mang một hình hài, dáng dấp khác. Những nhà bè tạm bợ bằng lồ ô ngày nào nay đã không còn. Thay vào đó là những nhà bè mái lợp tôn, cột và ván thưng bằng gỗ. Vài nhà bè có sức chứa khoảng 30-40 người, như nhà bè của gia đình 2 anh Nguyễn Văn Triều, Đặng Văn Thuộc.

Dân làng chài nay đã đổi vận. Vậy nên, nét vui tươi hiện rõ trong bài vọng cổ người ngư dân vùng sông nước. Vừa dẫn chúng tôi ra tham quan khu vực nhà lồng nuôi cá, anh Thuộc vừa kể: Làng hiện có hơn 30 hộ, đa phần là người An Giang và có quan hệ họ hàng. Ban đầu mới lên, cuộc sống gia đình nào cũng khó khăn nhưng nay thì đỡ nhiều rồi. Từ năm 2018, bà con làng chài nhận được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền tỉnh Kon Tum. Bên cạnh cấp đất, hỗ trợ kinh phí làm nhà ở, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản trên nhà bè, chúng tôi còn được nhập khẩu làm công dân huyện Ia H’Drai và con cái được đến trường học hành. Đặc biệt, những năm gần đây, làng chài trở thành địa điểm hút khách du lịch đến tham quan. Nhờ vậy mà cuộc sống của bà con ngày càng ổn định hơn.

Nói về chuyện làm du lịch, anh Nguyễn Thành Nhân (quê ở tỉnh An Giang) chia sẻ: Trước ở quê đói kém nên vợ chồng anh lên TP. Hồ Chí Minh làm công nhân. Sau đó, vì đồng lương ít ỏi nên lên đây sinh sống. Lúc mới lên làm nghề đánh cá, còn bây giờ vừa đánh cá vừa làm du lịch. Khi có khách thì đưa thuyền ra đón, chở đi tham quan và nấu các món ăn phục vụ họ.

Sinh sống ở nơi tiếp giáp giữa 2 tỉnh, mối gắn kết của bà con làng chài ở Kon Tum và Gia Lai rất bền chặt. Con thuyền nhỏ buông câu lúc ở bờ bên này, lúc bờ bên kia. Mỗi tour du lịch đâu chỉ dừng lại ở làng chài mà còn là những hòn đảo hữu tình và cả thác Mơ thơ mộng ở bên bờ phía huyện Ia Grai. Anh Trần Trung Hiển (xã Ia O) bộc bạch: “Ở bên Gia Lai cũng có mấy gia đình sinh sống trên bè nổi làm nghề đánh cá hoặc kinh doanh nhà hàng ăn uống, du lịch. Cùng cảnh xa quê nên mối gắn kết giữa làng chài ở xã Ia Tơi với bà con bên này khá thân thiết. Chúng tôi liên kết với nhau trong chở khách tham quan làng chài và cảnh đẹp ở bờ sông Sê San phía Gia Lai. Có những chuyến khách từ Gia Lai qua, lại có những chuyến bên kia qua bên này. Chúng tôi cũng hay qua đó mua các loại thủy sản mà dân làng chài đánh bắt được để phục vụ công việc kinh doanh”.

Ông Hoàng Trọng Quảng-Chủ tịch UBND xã Ia Tơi-cho hay: Làng chài hiện có 29 hộ được cấp đất ở. Chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện để giúp họ phát triển kinh tế từ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và du lịch. Những năm qua, dân làng chài cũng có sự liên kết với các hộ dân ở Gia Lai để làm du lịch. Mặt khác, người dân vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh thường có sự thông thương về hàng hóa. Mới đây, địa phương cũng cử 2 đội xuống tham gia giải đua thuyền do huyện Ia Grai tổ chức và đội đua ở làng chài giành chức vô địch.

Có thể bạn quan tâm

Nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền: Trở về miền ký ức Pleiku xưa

E-magazineNhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền: Trở về miền ký ức Pleiku xưa

(GLO)- Đi một chiếc Dream Thái đến địa điểm đã hẹn cùng chúng tôi, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai từ xa đã nở nụ cười tươi. Xe của ông hằn dấu vết của thời gian. Nhìn chiếc xe, có thể phần nào nói lên tính cách của người đàn ông đam mê sưu tầm “đồ cổ”.

The Maestro Đại Ngàn: Điểm nhấn cho đô thị Pleiku

E-magazineThe Maestro Đại Ngàn: Điểm nhấn cho đô thị Pleiku

(GLO)- Tọa lạc ngay tại vị trí trung tâm đắc địa của TP. Pleiku, The Maestro Đại Ngàn (số 63 – 65, đường Lý Nam Đế, phường Trà Bá)-Khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại Gia Lai được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn cho Pleiku trong hành trình hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN -Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

(GLO)- Không những kiến nghị các cấp quan tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi góp phần gỡ “nút thắt” cho sự phát triển của tỉnh, các đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai còn tăng cường vai trò giám sát nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN-Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

(GLO)- Những năm qua, các vị đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử để kịp thời tiếp nhận, giải quyết cũng như chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến các cấp thẩm quyền.

Pleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

E-magazinePleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.