Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vào tháng 11 hàng năm, các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Gia Lai lại rộn ràng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Ngày hội đã góp phần vun đắp, lan tỏa tinh thần đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư để cùng nhau gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, xây dựng quê hương giàu mạnh, văn minh.

Rộn ràng, ý nghĩa

Một tuần trước khi diễn ra Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, Ban Công tác Mặt trận và Ban Nhân dân thôn Pắc Pó (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) đã họp bàn, triển khai nhiệm vụ cho các chi hội, đoàn thể; tổ chức dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, phát quang bụi rậm, chăm sóc cây xanh, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Đội văn nghệ cũng tranh thủ tập trung về nhà văn hóa để luyện tập. Người dân trong thôn ai cũng hân hoan chờ đợi ngày hội diễn ra.

Ông Nông Quốc Long-Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Pắc Pó-thông tin: “Thôn có gần 400 hộ thuộc 10 dân tộc anh em. Phần đông là người Tày, Nùng với nét văn hóa đặc trưng như: hát then, đàn tính, múa sạp. Tất cả cùng biểu diễn, giao lưu tại ngày hội cùng với các tiết mục hát, múa, dân vũ khác. Sau đó, bà con quây quần trong “bữa cơm đoàn kết”, trò chuyện, động viên nhau cùng cố gắng lao động sản xuất, xây dựng gia đình, góp sức xây dựng thôn, xã ngày càng văn minh”.

Ông Long cho rằng, qua việc tổ chức ngày hội, bà con hiểu biết hơn về cuộc sống, phong tục tập quán của các dân tộc; thấy được sự quan tâm của các cấp, các ngành và ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên tặng 14 suất quà cho hộ nghèo ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Đ.T

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên tặng 14 suất quà cho hộ nghèo ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Đ.T

Xã Ia Lâu quy tụ 14 dân tộc sinh sống tại 10 thôn, làng. Chủ tịch UBND xã Lê Thành Công cho hay: Các dân tộc luôn đoàn kết, tương trợ lẫn nhau và cùng nhau gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Vào Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc hàng năm, ngoài kinh phí do chính quyền địa phương hỗ trợ (5 triệu đồng/thôn, làng), các khu dân cư linh hoạt vận động, kêu gọi người dân đóng góp để tổ chức ngày hội thêm rộn ràng, ý nghĩa. Qua việc tổ chức ngày hội, người dân càng tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, cuộc vận động tại địa phương, phấn đấu vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, tránh xa tệ nạn xã hội.

Tương tự, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại làng Dôr 2 (xã Glar, huyện Đak Đoa) cũng được chuẩn bị hết sức chu đáo. Trước thềm ngày hội, hội viên phụ nữ cùng nhau chăm sóc “con đường hoa”, “hàng rào xanh”; thanh niên và các tổ tự quản phụ trách dọn vệ sinh đường làng, phát quang bụi rậm và treo băng rôn, khẩu hiệu...“Mỗi người một việc, dân làng cùng tham dự nên ngày hội vui lắm!”-Trưởng thôn Chưp phấn khởi nói.

Cũng theo ông Chưp, làng có hơn 4 ha cà phê chung do các hộ dân cùng chăm sóc để gây quỹ. Nguồn quỹ sau mỗi vụ thu hoạch có khi lên đến vài trăm triệu đồng. Sau khi trích lại một phần tái đầu tư sản xuất, làng sử dụng quỹ vào việc thăm hỏi, động viên các hộ khó khăn; tặng quà thanh niên lên đường nhập ngũ; tu sửa và xây dựng các công trình công cộng... Năm nay, làng cũng trích từ quỹ để cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ của chính quyền địa phương tổ chức ngày hội và “bữa cơm đoàn kết” cho bà con.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đã tặng quà cho khu dân cư làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh). Ảnh: Đức Thụy

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đã tặng quà cho khu dân cư làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh). Ảnh: Đức Thụy

Bà Lai-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Glar-cho biết: “Các thôn, làng đều tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và duy trì “bữa cơm đoàn kết” có đông người dân tham gia. Dịp này, địa phương khuyến khích các khu dân cư tổ chức hoạt động thể dục thể thao, các trò chơi dân gian nhằm nâng cao đời sống tinh thần và thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết gắn bó. Khi các thôn, làng tổ chức ngày hội, cán bộ, công chức của xã đều đến chung vui và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con”.

Với 210 hộ dân làng Kơ Nia (xã Ia Trok, huyện Ia Pa), Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để họ gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất lẫn cuộc sống; hòa mình vào các màn biểu diễn văn nghệ như hát then, hát lượn và tham gia các trò chơi dân gian đặc sắc.

Già làng Nông Văn Đằng chia sẻ: Làng có 210 hộ dân thuộc 5 dân tộc (Kinh, Jrai, Tày, Nùng, Dao), trong đó, số hộ dân tộc thiểu số chiếm 88,57%. Người dân luôn chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy ước, hương ước. Kết quả thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động ngày càng được nâng lên. Nhiều hủ tục, tệ nạn được đẩy lùi, bà con ra sức xây dựng nếp sống mới, củng cố, tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết. Tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt trên 85%.

Ngày hội của sự đoàn kết, gắn bó

Cách đây 20 năm, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành nghị quyết về việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” và quyết định lấy ngày 18-11 hàng năm là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Tại Gia Lai, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự hưởng ứng sôi nổi của người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn 2003-2023. Ảnh: Anh Huy

Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn 2003-2023. Ảnh: Anh Huy

Ông Siu Trung-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh-trao đổi: Trong ngày hội, bà con ở khu dân cư cùng nhau ôn lại truyền thống của MTTQ Việt Nam qua các thời kỳ; đánh giá việc triển khai thực hiện các phong trào, cuộc vận động ở khu dân cư một cách toàn diện, nhất là các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Đồng thời, trao đổi, chia sẻ những cách làm hay, sáng tạo trong lao động sản xuất; biểu dương, tôn vinh tập thể, cá nhân điển hình có nhiều đóng góp cho cộng đồng... Trên cơ sở sơ kết, tổng kết, cộng đồng dân cư tiếp tục ký kết hưởng ứng thi đua phấn đấu thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ trong thời gian tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Thanh Bình tặng 15 suất quà của cá nhân cho 15 gia đình người có công của làng O Pếch. Ảnh: Minh Phương

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Thanh Bình tặng 15 suất quà của cá nhân cho 15 gia đình người có công của làng O Pếch. Ảnh: Minh Phương

Để ngày hội thật sự ý nghĩa và tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đều ban hành văn bản hướng dẫn ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tham mưu cấp ủy, phối hợp chính quyền và các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội thiết thực, hiệu quả.

Trong đó, chú trọng đổi mới nội dung, phương thức tổ chức ngày hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Thời gian tổ chức ngày hội từ ngày 1-11 đến hết ngày 18-11.

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc do người dân chuẩn bị, biểu diễn tại Ngày hội đại đoàn kết liên khu dân cư tổ dân phố 12 và thôn Pleiku Roh (phường Yên Đỗ, TP. Pleiku). Ảnh: Anh Huy

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc do người dân chuẩn bị, biểu diễn tại Ngày hội đại đoàn kết liên khu dân cư tổ dân phố 12 và thôn Pleiku Roh (phường Yên Đỗ, TP. Pleiku). Ảnh: Anh Huy

Bên cạnh phần lễ được tổ chức ngắn gọn, trang trọng, ban công tác Mặt trận các khu dân cư còn chú trọng tổ chức phần hội với các hoạt động giao lưu văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian nhằm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, vùng, miền; giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm truyền thống, quảng bá du lịch địa phương, du lịch cộng đồng... Đồng thời, vận động, triển khai các hoạt động nhân đạo, từ thiện nhằm thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách, người có công; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà, trao sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo để từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, toàn tỉnh có 44 dân tộc cùng sinh sống tại 1.576 thôn, làng, tổ dân phố. Hàng năm, hơn 90% khu dân cư, liên khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào sáng 13-1. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư. 

Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia

Gia Lai: Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị kết nối đến 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với 978.532 đại biểu tham dự. Tại Gia Lai có gần 12.000 đại biểu tham dự.

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Tài nguyên

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Tài nguyên

Tuần qua (từ ngày 6 đến 12/1), Thủ tướng Chính phủ có các Quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.

Đề xuất giữ nguyên tên 5 bộ sau sắp xếp

Đề xuất giữ nguyên tên 5 bộ sau sắp xếp

Theo phương án đề xuất, Bộ Tài chính sẽ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính. Bộ Nội vụ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ. Bộ Xây dựng giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng...

Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ phường Cheo Reo nhiệm kỳ 2025-2030. Ảnh: Vũ Chi

Đại hội Đảng bộ phường Cheo Reo lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng bộ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Đại hội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là Đảng bộ được Ban Thường vụ Thị ủy Ayun Pa chọn tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030. Dự đại hội có 143 đảng viên trong toàn Đảng bộ.