Lần đầu tri ân tiền nhân khai sáng áo dài Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 15-12, Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tại Festival Huế 2020 diễn ra từ ngày 1 đến 6-4-2020, sẽ lần đầu tiên tổ chức Ngày hội áo dài Huế nhằm phát huy vai trò người dân cùng tham gia các chương trình nghệ thuật, biểu diễn mang tính cộng đồng.

 

Theo đó, ngày hội gồm có các hoạt động chính: Tri ân tiền nhân khai sáng áo dài Việt Nam bằng hoạt động dâng hương, tôn vinh ghi nhớ công ơn chúa Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng. Chương trình biểu diễn thực cảnh áo dài xưa và nay dự kiến diễn ra ở cầu Trường Tiền, cầu đi bộ sông Hương, hồ Tịnh Tâm, vườn Cơ Hạ… nhằm giới thiệu vẻ đẹp áo dài xưa của các phụ nữ quyền quý, áo mệnh phụ, áo nhật bình...

Ngoài ra, còn có chương trình phát động phụ nữ Huế, cán bộ công chức, viên chức, các nữ sinh viên, học sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng tham gia mặc áo dài trong thời gian diễn ra Festival Huế 2020.

https://www.sggp.org.vn/lan-dau-tri-an-tien-nhan-khai-sang-ao-dai-viet-nam-635145.html
 

Theo VĂN THẮNG (sggp online)
 

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

null