Làm giàu từ vốn chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ nguồn vốn chính sách xã hội của Nhà nước, nhiều gia đình ở xã Ia Sao, huyện Ia Grai sử dụng đúng mục đích, vượt khó xóa nghèo, nâng cao đời sống. Hộ anh Rơ Châm Phil là một trong những hộ gia đình biết cách làm giàu từ trồng cây công nghiệp nhờ vào nguồn vốn cho vay đó.
 

 Anh Rơ Châm Phil. Ảnh: Tiến Tuấn
Anh Rơ Châm Phil. Ảnh: Tiến Tuấn

Anh Rơ Châm Phil sinh năm 1977, người làng Yek, xã Ia Sao. Gia đình khó khăn, nhận thấy làm lúa nước mãi không đủ để nuôi sống gia đình, Rơ Châm Phil quyết tâm làm giàu từ cây cà phê. Nghĩ là làm, anh quyết định khai hoang 2 ha đất để trồng cây cà phê, mong muốn thoát khỏi cảnh nghèo.

Anh cho biết: “Lúc đầu trồng cà phê gặp không ít khó khăn, có năm cây cà phê được mùa thì mất giá, năm sau thì sản lượng thu hoạch cà phê thấp thì mất giá liên tục”. Vất vả là thế nhưng cùng với sức trẻ, nghị lực và sự ham học hỏi anh đã cố gắng bám trụ với công việc trồng cây cà phê. Năm 1993,  anh Rơ Châm Phil lập gia đình. Trong những năm 1992-1993, kinh tế gặp nhiều khó khăn, cuộc sống của gia đình anh không khá lên mà còn rất vất vả. Anh chia sẻ: “Những năm 1993-1994 Hợp tác xã bắt đầu quy hoạch đất của xã nên mỗi năm tôi phải trả lại cho hợp tác xã 7 sào đất, không được đền bù. Cuộc sống rất khó khăn nhưng nhờ sự hỗ trợ vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội tôi vay 30 triệu đồng tiếp tục mua cây giống đầu tư vào 3 ha cà phê. Ngoài ra, tôi còn mua xe công nông phục vụ cho gia đình”.

Hiện tại, trong xã, gia đình anh Phil là một trong những hộ có cuộc sống no đủ. Bản thân anh Rơ Châm Phil cần cù, chăm chỉ làm việc và ham học hỏi kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây cà phê, bình quân mỗi năm trừ chi phí, đầu tư thì anh thu về khoảng 300 triệu đồng. Thấu hiểu được khó khăn khi thiếu vốn làm ăn, anh cho người dân trong làng vay vốn không lấy lãi và truyền lại kinh nghiệm cho bà con trong làng cách làm cà phê để thu được năng suất cao.

Ngoài trồng 3 ha cà phê, anh còn làm thêm 5 sào ruộng, bình quân mỗi năm thu về 1 đến 2 tấn lúa cung cấp đủ ăn cho cả nhà, anh còn trồng thêm một số loại cây ăn quả để bán. Anh tâm sự: “Tôi đang định mua một chiếc xe hơi để thuận lợi cho việc đi lại, nhưng tôi chưa đi học bằng lái xe, nghĩ đi nghĩ lại tôi quyết định để dành tiền mua thêm đất làm ăn”.

Tiến Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

null