Làm gì để phát triển bền vững ngành cao su?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đặt câu hỏi đó có nghĩa là ngành cao su Việt Nam trong nhiều năm qua chưa phát triển bền vững. Có rất nhiều yếu tố tạo nên sự thiếu bền vững này, từ khâu phát triển vùng trồng cao su thiếu khoa học, sản phẩm không đạt chuẩn, xuất khẩu thô, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc… Phải nhìn nhận hết những hạn chế ấy, trước khi có chương trình mục tiêu phát triển bền vững.

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết giữa 11 quốc gia, trong đó nhiều quốc gia có nền kinh tế lớn, là động lực cho ngành cao su Việt Nam phát triển bằng việc xây dựng thương hiệu, tăng cường khả năng cạnh tranh trong điều kiện những quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên đứng trong Hiệp định cũng tăng tốc để đón những cơ hội, nhất là khi thuế suất nhập khẩu về mức 0%.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Cho tới khi CPTPP chính thức có hiệu lực, thời gian cũng không còn nhiều nữa. Với Việt Nam, ngành cao su sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này, vì thế, chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ những điều kiện để tham gia một cách sòng phẳng vào “sân chơi lớn” là việc không thể chậm trễ. Sẽ không ai chờ mình cả và sẽ không có một sự chiếu cố hay ân huệ nào cả. Thị trường cạnh tranh bình đẳng nhưng lạnh lùng, không có chỗ cho mọi sơ sót hay yếu kém, không có ưu tiên, ưu đãi gì cho nước phát triển chậm.

Ngoài CPTPP, Việt Nam còn ký kết rất nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương khác mà trong đó, ngành cao su có thể xuất khẩu sản phẩm của mình cho nhiều thị trường. Mở rộng biên độ thị trường xuất khẩu, đồng nghĩa với việc phải xây dựng xuất xứ sản phẩm, phải làm thương hiệu, phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định quốc tế về hàng hóa. Thời của xuất khẩu thô sắp qua, thời của kinh tế thị trường chuyên nghiệp với những sản phẩm đạt chuẩn quốc tế sẽ tới, vì thế, ngay từ giờ, nếu không chuẩn bị theo những yêu cầu của thị trường CPTPP và của các hiệp định thương mại khác thì cơ hội sẽ có nhưng thành công thì không.

Cao su là mặt hàng đã có mặt tại Việt Nam hơn 100 năm nay, nhưng tốc độ phát triển về công nghệ, về thương hiệu và chất lượng sản phẩm thì tiến triển rất chậm, nhiều khi còn thụt lùi. Có một thời kỳ người ta tưởng cao su là ngành hái ra tiền nên tổ chức trồng cao su một cách tràn lan, thiếu khoa học, nhất là cao su trồng ở miền Trung, khiến nông dân điêu đứng. Những điều đó tuyệt đối không được lặp lại khi CPTPP mở ra vì sự kiểm định chất lượng sẽ ngày càng nghiêm ngặt. Những quy định ở đây là rất rõ ràng và yêu cầu phải thực hiện đúng 100%, không có sự giảm trừ nào.    

Hãy học tập một “đối thủ” quan trọng nhất về sản xuất cao su ở ngay khu vực ASEAN là Malaysia. Bởi lẽ, chữ “bền vững” nói ra thì dễ nhưng để thực hiện được nó trong cả một chiến lược thì rất khó. Không hiểu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã sẵn sàng cho chiến lược phát triển bền vững này chưa? Cây cao su vốn mau lớn nhưng dễ gãy khi có gió to bão lớn, chiến lược về cây cao su cũng cần lưu ý về tốc độ tăng trưởng và khả năng “dễ gãy” này, để tránh những thất bại khi hoàn toàn có thể tránh được.

Không phải chỗ nào cũng trồng được cao su. Loại cây này phụ thuộc rất nhiều vào thổ nhưỡng, khí hậu, trước khi phụ thuộc vào quy trình chăm sóc, vì vậy, cần rất thận trọng khi phát triển vùng nguyên liệu.

Cây cao su cũng là cây “đường dài” vì có tuổi thọ khá cao nên phải tính được đầu ra ổn định cho sản phẩm cao su. Gỗ cao su cũng là mặt hàng chiến lược, vì vậy, cần tính đồng bộ cho “toàn thể” cây cao su, chứ không riêng mủ cao su.

Và công nghệ chế biến cao su thiên nhiên sẽ trở thành quan trọng nhất khi CPTPP thực sự vận hành.

Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.