Ký ức mùa hè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Biết bao thế hệ đi qua tuổi học trò chắc chắn đều có cảm nhận giống nhau, đó là mùa hè chính là mùa của những lưu luyến nhớ thương, bồi hồi xao xuyến. 
Giữa cái nắng vàng tươi lại thắp lên màu đỏ rực của hoa phượng khắp các con đường và trong các vuông góc sân trường. Màu đỏ ấy, có nhà thơ cảm nhận và đặt tên riêng cho nó là "hoa học trò" quả cũng không sai. Hình ảnh hoa phượng vĩ nhắc nhớ những kỷ niệm thân thương của tuổi học trò. Ký ức không thể nào quên và mãi làm hành trang mang theo một kỷ niệm đẹp về tình thầy trò, tình bạn, kể cả mối tình đầu đầy xao động của con tim vừa nở nụ.
Mùa hè, dường như bất cứ lúc nào cũng rộn ngân tiếng ve nơi vòm lá. Tiếng ve ngân dài tạo thành khúc nhạc trên cái nền màu đỏ tươi mới của những chùm phượng vĩ. Đây cũng là tiếng nhạc lòng du dương đầy xúc cảm báo hiệu mùa chia tay và lưu luyến. Các em nhỏ thì về với gia đình hoặc theo cha mẹ về quê với bao trò chơi dân dã.
Còn đối với các lớp cuối cấp, các em chia tay để chọn cho mình một lối đi riêng, vì thế, không sao tránh khỏi nỗi lòng thương nhớ đầy vơi. Tạm biệt nhé, mái trường thân thương sau 12 năm gắn bó với bao kỷ niệm vương vấn trong lòng. Mối tình đầu chớm nở để rồi chia tay với ánh nhìn vụng dại. Thời gian như chậm lại để các em thêm một lần được siết chặt tay, trao nhau ánh mắt trìu mến cùng những dòng lưu bút chân thành, ấm áp.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Hai năm trở lại đây, tuổi học trò, tuổi hồn nhiên và thần tiên bỗng dưng lại mất đi cái cảm giác nghỉ hè. Cái màu phượng đỏ ấm nồng, cái âm hưởng tiếng ve rả rích hình như mất đi cái cảm giác trong tâm trạng của các em chăng?
Cũng bởi sự diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Hai năm rồi, nó đeo bám khiến cho xã hội đảo lộn và khủng hoảng về nhiều mặt, trong đó có sự đảo lộn về thời gian học tập của học sinh. Hè năm 2020, thầy trò ở các trường học còn phải nán lại đến tháng 7 mới kết thúc, còn năm nay thì lại chạy đua với thời gian kết thúc năm học giữa tháng 5 trong sự hồi hộp, lo âu. Nhiều trường kết thúc năm học vội vàng, nhiều học sinh còn chưa kịp có cái nắm tay đầy lưu luyến.
Buồn là thế nhưng đành chấp nhận vì chủ trương của Đảng và Chính phủ là chống dịch như chống giặc là hoàn toàn đúng đắn và hợp với hoàn cảnh. Vậy nên, tiếng hát sân trường, lời thơ quyến luyến buổi chia tay sao bâng khuâng đến lạ. Những lời có cánh trong lưu bút cũng lạc vào chốn lặng im. Chỉ còn để lại trên sân trường màu hoa phượng khoe sắc và tiếng ve khắc khoải gọi hè.
NGUYỄN TẤN HỶ

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.