Ký ức An Khê - Kỳ 3: Nơi đầu nguồn Đak HWay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuối năm 2006, tôi cùng bác sĩ Nguyễn Hữu Nam-nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, anh Đinh Văn Niềm và nhà báo Lương Văn Danh, nay là Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai, trở về thăm bà con làng Bung. Bấy giờ, làng Bung đã được di dời, định canh định cư phía đầu nguồn Đak HWay, thuộc phần đất của xã Ya Hội, huyện Đak Pơ.

Chuyện ở làng Bung

Sông Đak HWay bắt nguồn từ dãy núi trên đỉnh đèo An Khê, nơi giáp ranh với huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tuy là con sông nhỏ nhưng ngày trước, Đak HWay không bao giờ cạn nước, quanh năm nước trong veo, chảy lượn theo những cánh rừng nguyên sinh, hợp cùng các con suối trong vùng và đổ về sông Ba đoạn chảy qua huyện Kông Chro. Bà con làng Bung, nhiều người lớp lớn còn nhớ chúng tôi.

Nói đến làng Bung, tôi nhớ lại chuyện vui vui. Cái Tết hòa bình đầu tiên sau Hiệp định Paris 1973, lãnh đạo K8 chủ trương điều động đại bộ phận anh chị em ở phía trước về phía sau, bên Huyện đội cũng thế. Lãnh đạo cử tôi và anh T. đến làng Bung, trước là mời bà con đêm 30 đến cơ quan cùng chung vui liên hoan mừng hòa bình và văn nghệ, cồng chiêng đón Giao thừa, kết hợp mua, đổi, xin heo, gà, rau củ quả... để góp cho bữa tiệc liên hoan. Buổi trưa nắng gắt, làng vắng tênh, vài nhà chỉ có ông bà già và trẻ nhỏ.

Trong khi chờ các cháu đi gọi già làng về, chúng tôi vào một ngôi nhà sàn tạm bợ. Một cụ bà ra chào khách, bên liếp nhà sàn, một con gà mái ấp thấy động bỏ ổ bay vù ra, cục tác inh ỏi. Thấy vậy, anh T. mau miệng hỏi cụ bà, là muốn mua gà. Bà cụ bảo “ier-đe”, anh T. không hiểu ý cụ bảo là gà của người khác, không phải của nhà cụ, anh T. liền bảo, gà đẻ càng tốt, bao nhiêu tiền bán cho chúng con mấy con về cơ quan ăn Tết. Tôi nghe đoạn đối thoại của hai người mà không nhịn được cười.

Một góc xã Ya Hội (huyện Đak Pơ) ngày nay. Ảnh: Đức Thụy
Một góc xã Ya Hội (huyện Đak Pơ) ngày nay. Ảnh: Đức Thụy

Trở lại chuyện làng Bung, hôm chúng tôi về thăm, trên sàn nhà rông, những ghè rượu vơi, rồi lại đầy, đêm về khuya, lớp trẻ lần lượt ra về, chỉ những người già như chúng tôi còn “bám trụ” chuyện trò bao điều xưa cũ. Khi đó, làng Bung nằm bên dòng Đak HWay, phía hạ nguồn, còn cơ quan Huyện ủy K8 đứng chân phía đầu nguồn, cách nhau chừng vài giờ đi bộ đường rừng. Mối quan hệ giữa bà con dân làng và cơ quan chúng tôi rất tốt. Có tin tức gì về biệt kích, về tình hình ốm đau, đói lạt, chúng tôi chia sẻ cho nhau. Bà con săn, bẫy được thú rừng, có mì, bắp, bí, bầu... mới thu hoạch được cũng đem cho.

Làng Bung khi đó thuộc A9 (hay 16), K7 (tức Kông Chro ngày nay), còn bây giờ làng thuộc xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Làng định cư gần trụ sở xã Ya Hội, bên bờ con sông HWay, vùng đất khá bằng phẳng, phù sa do Đak HWay bồi lắng, đất đai trù phú, bà con chăm chỉ làm ăn nên đời sống khá giả. Các anh, chị ở An Khê thỉnh thoảng về thăm bà con làng Bung, riêng tôi vì công việc nên khó có dịp trở lại. Tuy thế, khi thấy tôi vào làng, nhiều người lớp lớn vẫn nhớ tên. Có một anh giao liên xưa ở làng này, tên Krọt, nhưng hôm chúng tôi về anh không có ở làng, tiếc là không gặp được đồng đội một thời bom đạn đã xa, nhưng nghe bà con nói anh vẫn khỏe mạnh thì mừng.

Năm tháng không quên

Bởi “vật đổi sao dời” nhiều quá, nên tôi dù cố gắng xác định trong đầu là nơi tôi bị thương vì vướng phải mang cung trên đường đi công tác, đâu đó gần khu vực làng Bung ngày nay, nhưng không thể xác định được vị trí cụ thể.

Hôm ở làng Bung, anh Đinh Văn Niềm vẫn còn nhắc lại, là hôm bị thương, tôi có bắn 2 phát súng, báo hiệu cho đồng đội, may có ai ở gần khu vực sẽ đến tìm tôi. Trong khi chờ đợi với suy nghĩ, chờ đợi may rủi, một con cheo to còn lờn vờn trước mặt tôi như thể trêu chọc người gặp nạn, tôi vẫn còn đủ sức hạ gục chú cheo bằng một phát súng AR-15/M16. Anh Niềm bảo, khi mọi người đến khiêng tôi về còn đem về theo con cheo, chị Trần Thị Tài nuôi quân đã thịt nó và nấu cháo cho tôi. Mũi mang cung xuyên qua đùi tôi, với những gì đã được “huấn luyện”, tôi không rút nó ra khỏi người, chỉ garo phía trên cầm máu, chờ thầy thuốc xử lý.

Sau khi xử lý vết thương, không biết anh Nam đã tiêm thuốc gì, mà tôi cảm thấy người lơ mơ, rồi dần chìm vào giấc ngủ. Trong chập chờn thức ngủ, tôi loáng thoáng nghe mọi người bàn, sẽ khiêng tôi vào trạm xá K7, ở đó có điều kiện tiện nghi hơn, sẽ cứu được chân tôi khỏi bị tật nguyền về sau này. Trong mơ màng, tôi nghĩ đến một Đoàn Minh Phụng tật nguyền, trở về quê với đôi nạng gỗ, không còn cha mẹ, không người thân, biết sẽ sống ra sao.

Sau này, tôi được nghe mọi người kể lại, sau khi kiểm tra vết thương chỉ bị phần mềm, anh Nam quyết định không chuyển tôi lên tuyến trên, mà anh đảm bảo sẽ chữa lành vết thương. Sau chừng một tuần chữa trị, tôi đã tự đi lại được. Mỗi khi có chuyện vui, tôi lại tìm về với anh Nam, nói lời cảm ơn anh, một thầy thuốc xứng đáng như lời dạy của Bác “Lương y như từ mẫu” và anh cũng coi tôi như một người em thân thích.

Khi đó, cơ quan huyện K8 đứng chân ở cạnh dòng HWay, một bên là vách núi cao, cây cối rậm rạp, phía còn lại là rừng non, trải dài dọc theo hai bờ sông HWay. Lán chị nuôi được các anh chị dựng bên mép nước, là một cái “ục” sâu, nước trong veo, những cây cà te cổ thụ che gần kín mặt nước. Cái “ục” đó là nơi mỗi trưa hè, mỗi chiều về muộn sau những chuyến công tác, sau những ngày lao động, tăng gia sản xuất, làm việc, học tập... là nơi bơi lội, nô đùa tắm táp, giặt giũ của chúng tôi. Thời điểm đó, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27-1-1973) đã được một thời gian, nhưng địch vẫn tập trung càn quét, giành đất giành dân, cắm cờ ba sọc ở các vùng ven đô và nông thôn, còn phía sau hậu cứ khá yên bình.

Cũng từ cơ quan K8-sông HWay, tôi chia tay các anh chị, bạn bè lên đường về Văn phòng Tỉnh ủy-căn cứ Krong, chờ ra Khu 5 học lớp cơ yếu theo quyết định của Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Xa các anh chị, bạn bè đã từng chung sống, công tác, chia ngọt sẻ bùi bao năm trong chiến tranh khốc liệt ở vùng được coi là gian khổ, hy sinh nhất nhì địa bàn Gia Lai, tôi bùi ngùi xúc động, lưu luyến chẳng muốn rời. Nhưng khi nhớ lại lời của chú Hồ Ngọc Năm-Bí thư Huyện ủy-bảo: “Cháu là đảng viên mới, phải chấp hành sự phân công của Đảng một cách nghiêm túc”, tôi đành phải gác lại nỗi niềm riêng, xách ba lô theo các đồng chí giao liên lên đường trong một ngày cận Tết Giáp Dần 1973, mà giấu đi những giọt nước mắt âm thầm lăn dài hai bên bờ má.

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.